Tổ chức nội dung học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập hỗn hợp luận văn ths máy tính 60 48 01 (Trang 32 - 34)

2.1.5 .Sơ đồ ca sử dụng tổng quan của hệ thống

2.3. Tổ chức nội dung học tập

Nội dung học tập trong từng lớp học đƣợc tổ chức hƣớng đến sự rõ ràng, đơn giản, dễ dàng truy xuất và theo dõi. Nội dung học tập trong một lớp đƣợc gọi là một lộ trình học tập (learning path) bao gồm nhiều hạng mục học tập

(learning item). Mỗi hạng mục học tập có các mục tiêu, tài nguyên và các hoạt động tƣơng ứng. Khi khởi tạo một lớp mới, giáo viên có thể sử dụng những lộ trình học tập sẵn có hoặc tạo ra một lộ trình học tập mới. Các lộ trình học tập này có thể đƣợc điều chỉnh liên tục dựa vào những quan sát và hiểu biết mới của giáo viên trong suốt quá trình diễn ra lớp học.

Bắt đầu mỗi lộ trình học tập, giáo viên làm rõ tổng quan về khóa học, các hƣớng dẫn cần thiết, các lƣu ý, và đặc biệt quan trọng là các mục tiêu của khóa học này. Những thông tin này là rất quan trọng đối với học sinh để giúp cho quá trình tự học đƣợc diễn ra thuận lợi hơn.

Mỗi hạng mục học tập có mô tả về mục tiêu của hạng mục đó, các hoạt động chính sẽ diễn ra. Các tài nguyên chính trong từng hạng mục bao gồm các video, bài quiz và tài liệu. Việc sắp xếp các nội dung này là tùy thuộc vào thiết kế của giáo viên, tuy nhiên một cách làm tốt là tổ chức theo trình tự[6]: bắt đầu bằng video trình bày về các khái niệm; tiếp theo là bài quiz để cũng cố kiến thức; tiếp theo là một bài hƣớng dẫn; và cuối cùng có thể thêm các bài đọc thêm. Về nội dung video, độ dài của mỗi video không nên dài quá 10 phút[32] để tận dụng đƣợc thời gian tập trung của học sinh. Mỗi video nên có một mục tiêu rõ thêm và tập trung để giúp học sinh dễ nắm bắt. Các nội dung mở rộng nên đƣợc cung cấp ở các phần sau. Bản thân mỗi video cũng cần đƣợc thiết kế để gia thêm tính động viên, có thể áp dụng mô hình ARCS để xây dựng video.

Các bài quiz là cơ chế để tự đánh giá trong quá trình học tập. Hay nói cách khác, mục tiêu của bài quiz không phải là để đánh giá học sinh mà là để cũng cố kiến thức, rà soát và gợi nhớ những nội dung đã đƣợc đề cập trƣớc đó. Với mục tiêu nhƣ vậy, nên xây dựng các bài quiz ngay sau mỗi nội dung mang tính lý thuyết hay hƣớng dẫn, chẳng hạn nhƣ là ngay sau mỗi video nhƣ đã đề cập ở trên. Bắt đầu mỗi bài quiz, giáo viên làm rõ mục tiêu và nội dung của bài quiz. Khi thực hiện quiz, đối với từng câu hỏi học sinh đƣợc quyền đƣa ra các lựa chọn khác nhau cho đến khi vƣợt qua đƣợc câu hỏi đó. Khi kết thúc bài quiz, hệ thống sẽ cung cấp một thống kê cho phép ngƣời học nhìn lại những nội dung mà mình đã học, những phần mình đã làm tốt và những phần mình cần rà soát thêm. Ngoài video và quiz thì hệ thống còn hỗ trợ thêm một loại nội dung nữa đó là tài liệu. Việc sử dụng tài liệu giúp cho nội dung học tập trở nên phong phú hơn, dễ dàng xây dựng, thƣờng phù hợp với những nội dung mà việc sử dụng video là không cần thiết, chẳng hạn là các bài hƣớng dẫn áp dụng, các bài đọc thêm để mở rộng cũng nhƣ đào sâu hơn kiến thức. Ở trong các tài liệu này, giáo viên cũng có thể cung cấp thêm các tài nguyên khác, chẳng hạn nhƣ các bản mẫu, các ví dụ, các tài nguyên tải về…

Thông qua cơ chế tổ chức nội dung dƣới dạng lộ trình học tập với các định dạng cơ bản là video, quiz và tài liệu với từng mục tiêu và hƣớng dẫn rõ thêm, hệ thống giúp cho việc thiết kế khóa học trở nên dễ dàng hơn và hỗ trợ tốt nhất cho việc tự học, đồng thời, đây cũng là một cơ sở để triển khai cơ chế cá nhân hóa hoạt động học tập.

Hình 3.3. Sơ đồ hoạt động tạo lộ trình học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập hỗn hợp luận văn ths máy tính 60 48 01 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)