2.2.1 Xử lý lam kính
Sử dụng dung dịch Piranha bazơ để làm sạch lam kính trước khi thực hiện nhúng màng.
Dung dịch Piranha là một hỗn hợp thường có tỷ lệ 3:1 của axít sulfuric (H2SO4) đậm đặc và peroxide hiđro 25-30% (H2O2). Các kiểu pha khác có thể có tỷ lệ 4:1 hay 7:1. Một dung dịch tương tự khác, đôi khi gọi là dung dịch Piranha bazơ là dung dịch tỷ lệ 3:1 giữa hydroxit amoni (NH4OH) và peroxide hiđro 25-30%. Dung dịch Piranha dùng để rửa các chất bẩn hữu cơ bám trên bề mặt của một chất nền. Là một hỗn hợp có tính oxi hóa mạnh nên nó có thể rửa sạch hầu hết các vật liệu hữu cơ.
AAlglgininaatete
Hòa tan
Canxi lactate
Dung dịch Canxi lactate Dung dịch Alginate
Tạo màng (phương pháp nhúng)
Màng nano Alginate
trong 1 giờ và rửa lại nhiều lần bằng nước cất.Cuối cùng lam kính được đưa vào tủ sấy đề sấy khô qua đêm.
2.2.2 Phương pháp tạo màng
Xác định FT-IR Nồng độ Alginate Số lớp phủ màng Nồng độ Canxi lactate
Hình 2.1 Sơ đồ quá trình tạo màng nano alginate
Chuẩn bị dung dịch alginate bằng cách hòa tan bột alginate thương phẩm vào nước cất ở 700C trong 30 phút.
Canxi lactate được hòa tan trong nước cất ở nhiệt độ phòng.
Tạo màng nano alginate bằng phương pháp nhúng. Lam kính sau khi xử lý được nhúng vào mỗi dung dịch trong 2 phút, với những lớp phủ thừa cho phép nhỏ giọt ra trong 2 phút. Mẫu được nhúng vào các dung dịch theo các thứ tự sau: đầu tiên nhúng vào dung dịch alginate, sau đó rửa trong nước cất ta được màng 1 lớp. Tiếp đến nhúng vào dung dịch canxi lactate, và cuối cùng nhúng rửa trong nước cất, ta thu được lớp màng thứ 2. Cứ tiếp tục lặp lại các bước để thu được màng có số lớp mong muốn.
Phân tích các chỉ tiêu Lam kính
Nhúng dung dịch Alginate
Để khô tự nhiên Rửa
Nhúng dung dịch Canxi lactate Để khô tự nhiên
Rửa
Hình 2.2 Sơ đồ tạo màng nano Alginate 2 lớp
2.2.3 Phương pháp xác định khả năng tạo liên kết giữa Ca2+ và alginate bằng
Liên kết giữa ion canxi với alginate được xác định bằng thiết bị đo phổ hồng ngoại Brucker tensor 27 của viện hóa học thuộc viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam – 01 Mạc Đĩnh Chi, quận 1, TP. HCM.
2.2.4 Phương pháp xác định độ dày màng
Độ dày màng được xác định bằng kính hiển vi quét điện tử SEM của Khu công nghệ cao - Lô I3, đường N2, Khu Công nghệ cao TP.HCM, quận 9, TP.HCM, Việt Nam.
2.2.5 Phương pháp xác định cấu trúc bề mặt màng
Cấu trúc màng được xác định thông qua ảnh chụp bằng thiết bị SEM của Khu công nghệ cao - Lô I3, đường N2, Khu Công nghệ cao TP.HCM, quận 9, TP. HCM.
2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và xử lý thống kê bằng chương trình Statgraphics.So sánh các giá trị trung bình của các công thức thí nghiệm bằng phép phân tích ANOVA.