Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp khảo sát tạo màng phủ ăn được nano alginate (Trang 36 - 39)

Trên thế giới đã có nhiều đề tài nghiên cứu về màng nano alginate ứng dụng trong bảo quản thực phẩm.

Năm 2010, Maria G. Carneiro-da-Cunha và cộng sự đã nghiên cứu tạo màng nano alginate-chitosan nồng độ 0,2% (w/v) gồm 5 lớp có khả năng chống thấm nước tốt[23].

Năm 2012, Henriette M.C. Azeredo và cộng sự nghiên cứu kết hợp giữa alginate và puree sơri để tạo thành lớp màng phủ nano ăn được trên các tấm thủy tinh và ứng dụng trên bề mặt quả sơri.Lớp phủ này làm giảm hao hụt khối lượng, tỷ lệ chín, tỷ lệ hư hỏng cũng như duy trì màu đỏ tự nhiên của sơri trong suốt quá trình bảo quản [13].

Năm 2013, Mehdi Alboofetileh và cộng sự đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của màng nano alginate khi bổ sung các tinh dầu quế, đinh hương, thì là, kinh giới. Kết quả cho thấy khi bổ sung tinh dầu kinh giới sẽ cho khả năng kháng khuẩn cao nhất, tiếp theo là đinh hương, quế[25].

Cũng năm 2013, Tianjia Jiang và cộng sự đã khảo sát ảnh hưởng hoá lý và vi sinh của màng nano alginate trên nấm shiitake (Lentinus edodes) khi bảo quản lạnh. Sau 16 ngày bảo quản ở 4±10C, kết quả cho thấy lớp màng nano alginate có các tính chất hóa lý và cảm quan tốt hơn nhiều so với mẫu đối chứng, lượng vi sinh vật cũng thấp hơn. Vì vậy có thể sử dụng màng bao nano alginate để bảo quản nấm shiitake (Lentinus edodes) nhằm kéo dài thời hạn sử dụng cũng như nâng cao chất lượng bảo quản chúng [37].

1.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tạo màng nano ứng dụng trong bảo quản thực phẩm vẫn còn khá mới ở Việt Nam.Hiện tại, ta đang hướng công nghệ nano vào nhiều lĩnh vực như chăn nuôi, trồng trọt; đóng gói, bao bì chứa thực phẩm; tạo ra thực phẩm trong đó có hạt nano chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cung cấp cho cơ thể. [44]

Năm 2011 được coi là năm công nghệ nano trong thực phẩm được thương mại hóa rộng rãi nhất từ trước tới nay. Hội thảo Khoa học “Ứng dụng Công nghệ Nano trong sản xuất thực phẩm tại Việt Nam” được tổ chức hồi cuối năm 2011 đã giới thiệu sự thành công của các nhà khoa học Việt Nam trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nano để tạo ra các dòng sản phẩm thực phẩm có lợi có sức khỏe cộng đồng. Có 3 sản phẩm được Công ty Cổ phần FNC tung ra và phân phối độc quyền gồm bột dinh dưỡng Gly Balance, nước uống dinh dưỡng Protection và cao dược thảo Fitness. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu cũng đã tạo ra loại túi nilon mặt trong có chứa lớp mỏng hạt nano bạc khử được vi khuẩn, nhờ đó mà thực phẩm chứa trong đó giữ được lâu hơn 3-4 lần so với loại túi nilon thường. Các thùng chứa thực phẩm trong kho cũng được tráng một lớp nano bạc để bảo quản được lâu.Nguyên tố bạc có cấu trúc nguyên tử thích hợp, nguyên tử bạc rất dễ nhường điện tử cho bên ngoài để trở thành ion bạc, sau đó ion bạc lại dễ nhận điện tử để trở thành nguyên tử bạc trung hoà. Điện tử mà nguyên tử bạc nhường cho bên ngoài dễ kích thích để tạo thành các phản ứng oxy hoá, kết quả là dễ làm tổn thương, phá hoại màng bọc của các loại vi khuẩn, tiêu diệt chúng hoặc làm cho chúng khó sinh sôi, nảy nở. Ngoài ra, để phát hiện vi khuẩn E.coli trong thực phẩm, người ta đã chế tạo ra loại túi mà mặt trong có chứa các hạt SiO2 hình cầu kích cỡ nanomet, trên bề mặt của mỗi hạt có đính kháng thể và các phân tử chất huỳnh quang.Khi thực phẩm đựng trong túi nhiễm vi khuẩn E.coli, lập tức các kháng thể bám chặt vào, các phân tử chất huỳnh quang trên hạt nano SiO2 tiếp xúc với vi khuẩn E. coli sáng lên. Nhờ thế mà khi nhìn vào túi đựng thực phẩm đổi màu, người ta có thể biết ngay trong thực phẩm có vi khuẩn E.coli.[43][44]

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp khảo sát tạo màng phủ ăn được nano alginate (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)