Kết quả diệt khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và nghiên cứu tính chất quang của màng nano ag,tio2 ứng dụng trong quang xúc tác và diệt khuẩn (Trang 59 - 64)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢVÀ BIỆN LUẬN

3.5. Kết quả diệt khuẩn

3.5.1. Quy trình kiểm tra khả năng kháng khuẩn E coli và Bacilus

Quá trình kiểm tra khả năng kháng khuẩn của các mẫu màng đƣợc thục hiện tại phịng thí nghiệm của bộ mơn vi sinh khoa Sinh Học Trƣờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiến hành kiểm tra khả năng kháng khuẩn E coli và Bacilus trên diện tích 1cm2 của 4 mẫu TiO2 và Ag-TiO2 nhúng, TiO2 và Ag-TiO2 in lụa và mẫu đối chứng

Sử dụng phƣơng pháp tráng đĩa.

Tạo chủng vi khuẩn E coli và Bacilus với OD = 0.2 Chuẩn bị mơi trƣờng

Cho 6 lit nƣớc cất vào nồi sạch, tiếp tục cho 60g pepton, 30g cao thịt, 30g NaCl và cuối cùng là 120g Agar khuấy đều cho tan, sau đĩ chiếc mơi trƣờng vào chai và đem hấp vơ trùng ở 121oC trong 30 phút.

Luận Văn Thạc Sĩ 53 CBHD: TS. Lâm Quang Vinh

Đổ mơi trƣờng ra đĩa petri, mỗi đĩa khoản 20 ml. Chờ mơi trƣờng nguội ta tiến hành cấy khuẩn lên mơi trƣờng.

Các bước tiến hành

Bước 1: Dùng pipet hút 1ml dịch khuẩn OD=0.2 cho vào đĩa petri cĩ chứa mơi trƣờng, tráng đều cho dịch khuẩn trãi đều lên bề mặt thạch sau đĩ dùng pipet hút dịch cịn dƣ ra.

Bước 2: Đặt mẫu lên đĩa petri đánh dấu vị trí của màng tiếp xúc với thạch và cho vào tủ ấm ở 370C trong 30 phút, 60 phút, 120 phút.

Bước 3: Lấy đĩa petri tra khỏi tủ ấm, dùng dao cắt mẫu cắt phần thạch nơi mẫu tiếp xúc với bề mặt thạch rồi cho vào ống nghiệm chứa 9ml dung dịch NaCl đã dƣợc hấp vơ trùng ta đƣợc nồng độ 10o, ta tiến hành pha lỗng dung dịch dến 10-2

Bước 4:Trãi khuẩn lên đĩa petri với 3 nồng độ 100, 10-1, 10-2 rồi để vào tủ ấm ủ trong 15h

Luận Văn Thạc Sĩ 54 CBHD: TS. Lâm Quang Vinh

3.5.2. Kết quả

Sau khi tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra khả năng kháng khuẩn của các mẫu theo thời gian, chúng tơi ghi nhận kết quả bằng phƣơng pháp đếm khuẩn lạc. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.4 và bảng 3.5

Kết quả kháng khuẩn Escherichia coli

Bảng 3. 4. Số khuẩn lạc Escherichia coli khảo sát theo thời gian

Mẫu 30 phút 60 phút 120 phút

TiO2-Nhúng 4560 17900 17800

TiO2-In 3440 11150 11150

Ag/TiO2-Nhúng 35 0 50

Ag/TiO2-In 90 400 267

Luận Văn Thạc Sĩ 55 CBHD: TS. Lâm Quang Vinh

Kết quả kháng khuẩn Bacillus subtilis

Bảng 3. 5. Số khuẩn lạc Bacillus subtilis khảo sát theo thời gian

Mẫu 30 phút 60 phút 120 phút

TiO2-Nhúng 3995 5635 11900

TiO2-In 3850 2378 17300

Ag/TiO2-Nhúng 42 36 0

Ag/TiO2-In 255 360 7

Hình 3. 16. Hình ảnh khuẩn lạc Bacillus subtilis mọc trên đĩa petri

Quá trình làm thí nghiệm khả năng kháng khuẩn chỉ thực hiện một lần và chúng tơi chƣa khảo sát lặp lại nên kết quả cĩ sai số cao.

Luận Văn Thạc Sĩ 56 CBHD: TS. Lâm Quang Vinh

Tuy nhiên, qua kết quả bảng 3.4 và bảng 3.5 đã thể hiện rằng khả năng diệt khuẩn của màng nano Ag/TiO2 cao gấp nhiều lần so với màng TiO2, ít nhất là khoảng hơn 130 lần.

Từ bảng 3.4 và bảng 3.5 cho thấy với màng nano Ag/TiO2 nhúng cho diệt khẩn Escherichia coli và Bacillus subtilis tốt hơn màng in, điều này cĩ thể lý giải dƣới ánh sáng khả kiến vật liệu nano Ag trong màng nhúng xem nhƣ là pha tạp chuyển tiếp trong TiO2 ( X-RD của mẫu bột nano Ag:TiO2 ) dẫn đến tính chất quang xúc tác TiO2 chuyển về ánh sáng khả kiến giúp cho cơ chế diệt khuẩn màng nhúng tốt hơn màng in. Đối với màng in, cĩ thể đây chỉ là vật liệu hỗn hợp của TiO2 và Ag nên nên cơ chế diệt khuẩn chủ yếu do nano Ag khơng phải là do tính năng quang xúc tác của TiO2.

Luận Văn Thạc Sĩ 57 CBHD: TS. Lâm Quang Vinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và nghiên cứu tính chất quang của màng nano ag,tio2 ứng dụng trong quang xúc tác và diệt khuẩn (Trang 59 - 64)