Kết hợp hài hòa vốn đầu tư trong nước và nước ngoài

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ppsx (Trang 75 - 77)

IV. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VÙNG LÃNH THỔ

7. Kết hợp hài hòa vốn đầu tư trong nước và nước ngoài

Phân loại đầu tư theo nguồn vốn theo phạm vi quốc gia, hoạt động đầu tư được chia thành: đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài. Cách phân loại này có tác dụng chỉ ra vai trò từng nguồn vốn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước, trong đó vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Kết hợp hợp lý hai nguồn vốn này có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển của đất nước. Tỷ lệ vốn FDI thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế tăng từ 62% năm 95 lên 85% năm 2000. Vốn đầu tư từ bên ngoài có vị trí rất quan trọng nhất là khi nguồn tích luỹ trong nước còn thấp. Thu hút đầu tư từ bên ngoài

không chỉ để tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, lao động, quản lý hiện đại và mở rộng thị trường. Vì vậy cần phải có các chính sách ưu đãi để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Một số giải pháp nhằm tăng cường vốn đầu tư nước ngoài là:

Thứ nhất, nhất quán quan điểm phát triển dựa cả nguồn lực bên trong và bên ngoài:

Kiên định duy trì theo đuổi cải cách mở cửa, giữ vững nguyên tắc sử dụng vốn đầu tư một cách chủ động, hợp lý và hiệu quả. Cam kết chính trị gần như đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng. Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và các lĩnh vực khác, là chúng ta cần thống nhất nhận thức khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một nguồn lực kinh tế quan trọng, là khu vực năng động và đi đầu về kỹ thuật, công nghệ, kỹ thuật quản lý. Mọi hoạt động kinh tế dù do các nguồn lực bên trong (từ Nhà nước và nhân dân) hay bên ngoài (từ đầu tư nước ngoài) hoạt động theo đúng pháp luật đều được coi là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả các thành phần đều phải được coi trọng, đối xử như nhau. Và để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế năng động này, chúng ta cần những chính sách nhất quán và bình đẳng trong đối xử với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Từng bước xoá một số ưu đãi không cần thiết dành cho nhà đầu tư trong nước so với nhà đầu tư nước ngoài để hướng đến sự bình đẳng trong môi trường đầu tư giữa các nhà đầu tư.

Thứ hai, xoá bỏ dần những hạn chế thị về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tiến tới xây dựng quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực mà pháp luật khụng cấm.

Thứ ba, thực hiện các chính sách và biện pháp hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài. Kết hợp chính sách ưu đãi về thuế và cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư nước ngoài. Tiến tới thu hút nguồn đầu tư nước ngoài qua lợi thế về nhân

lực, hạ tầng, công nghệ, chi phí giao dịch. Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài ở các vùng có điều kiện khó khăn.

Mục tiêu phát triển giai đoạn tới Việt Nam phải sẵn sàng bước vào nền kinh tế toàn cầu với tư thế chủ động, giữ vững ổn định và bảo vệ chủ quyền độc lập. Vì vậy, ngoài chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài thoả đáng thì cần tập trung vào khai thác nguồn nội lực. Dự kiến trong 5 năm từ 2001 – 2005, nguồn vốn trong nước sẽ chiếm khoảng từ 60 – 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vồn đầu tư nước ngoài sẽ chỉ chiếm từ 30 – 40%. Với quan điểm như vậy, đầu tư trong giai đoạn tới sẽ có điểm tựa vững vàng để khai thác tối đa mọi nguồn lực, hấp thụ có hiệu quả nguồn ngoại lực và tạo sự kết dính giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ppsx (Trang 75 - 77)