IV. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VÙNG LÃNH THỔ
2.1.2. Đầu tư góp phần hình thành các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế
trọng điểm:
Các vùng kinh tế trọng điểm thường có sức thu hút vốn đầu tư lớn, do vậy vùng ngày càng phát huy được thế mạnh và tiềm năng của vùng, nền kinh tế có điều kiện phát triển mạnh hơn. Các vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được thế mạnh và tiềm năng của vùng. Hiện nay 3 vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 70% GDP, gần 3/4 sản lượng công nghiệp, thu ngân sách và xuất khẩu.
Bảng10: Cơ cấu GDP của 3 vùng KTTĐ so với cả nước:
Đơn vị: %
Vùng 2005 2010
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 18,90 24,00 Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 5,30 5,50 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 42,70 41,00
Tổng ba vùng 66,90 70,50
(nguồn: Tạp chí quản lý nhà nước)
Đầu tư giúp hình thành nên các khu công nghiệp, nhờ có đầu tư mà các khu vực có nguồn lực, có phương hướng phát triển kinh tế, các nhà máy được xây dựng…Như khu công nghiệp Dung Quất ở Quảng Ngãi, có nguồn tài nguyên dầu thô sẵn có, nhưng những năm trước, do không đủ điều kiện để xây dựng hệ thống, nhà máy khai thác nên vùng vẫn chỉ như là vùng đất bình thường, sau đó vào năm 1999 nhờ có sự đầu tư về công nghiệp, máy móc, cơ sở hạ tầng…Nhà máy lọc Dung Quất đã ra đời, hình thành nên khu công nghiệp Dung Quất phát triển, khai thác được tài nguyên của vùng. Khu kinh tế mở Chu Lai ở Quảng Nam là khu kinh tế mở duy nhất được xây dựng và phát triển để thử nghiệm thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư phù hợp với các
thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Khu công nghiệp Đồng Văn ở Hà Nam, 4 khu công nghiệp ở Đà Nẵng, 2 khu công nghiệp ở Thừa thiên Huế, khu công nghiệp Đồng Nai – Biên Hoà.