Kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác ngày càng

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ppsx (Trang 29 - 31)

II – Thực trạng đầu tư theo thành phần kinh tế

3.Kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác ngày càng

có sự đóng góp đáng kể vào GDP.

Khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã trải qua nhiều biến động trong suốt hai thập niên qua. Kể từ khi nhà nước từ bỏ vai trò độc quyền hoạt động kinh tế và công nhận thành phần kinh tế tư nhân, khu vực này không ngừng lớn mạnh và chính sách mở cửa mậu dịch đã trở thành nhân tố chính dẫn đến sự phát triển khá mau lẹ của nền kinh tế Việt Nam. Khung pháp lý đầu tiên cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước được thiết lập vào năm 1990 với sự ban hành Luật Doanh nghiệp Tư nhân và Luật Công ty. Nhưng dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân chính là Luật Doanh nghiệp ban hành tháng 1/2000. Chỉ có khoảng 5000 doanh nghiệp tư nhân vào trước năm 1991 nhưng trong giai đoạn 1991-1999, số lượng doanh nghiệp tự nhân đã tăng lên xâp xỉ 5000 doanh nghiệp mỗi năm . Từ 2001 – 2005, số doanh nghiệp tăng nhanh, mỗi năm số doanh nghiệp thực tế hoạt động tăng thêm 14.213 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động vào cuối năm 2005 lên 113.352 . Ở quy mô nhỏ hơn các doanh nghiệp tư nhân là các hộ kinh doanh. Theo cuộc điều tra về mức sống hộ gia đình thực hiện năm 2004, có khoảng 7,4 triệu hộ, tức khoảng một nửa

tổng số hộ gia đình, có hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như là nguồn lợi tức chính hay lợi tức phụ trong khoảng thời gian nhàn rỗi giữa các vụ mùa .

Sự hình thành và lớn mạnh của của khu vực kinh tế tư nhân trong nước và nước ngoài đã xoay chiều hướng phát triển của nền kinh tế 180 độ. Kim ngạch xuất khẩu năm 1986 đạt 500 triệu USD, tăng lên 9.2 tỷ USD năm 1997, 35 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2007. Trong quá trình phát triển ấy, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân không ngừng gia tăng, vượt khu vực kinh tế nhà nước trên hầu hết các chỉ số kinh tế quan trọng

Trên thị trường lao động, hàng năm, Việt Nam có khoảng 1,4 đến 1,5 triệu người gia nhập. Nhưng các doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ cung cấp chưa tới 7% tổng số việc làm, do đó, sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân là khả năng duy nhất có thể giải quyết công ăn việc làm cho người dân và mở lối ra cho lao động dư dôi ở khu vực nông nghiệp, đặc biệt là phụ nữ trẻ . Trong giai đoạn 2000-2004, các doanh nghiệp nhà nước chỉ tiếp nhận 5% trên tổng số 4 triệu lao động gia tăng, trong khi đó có 60% lao động được thu nhận bởi các doanh nghiệp tư nhân trong nước, 25% bởi các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp tư nhân không đăng ký, và 12% bởi các doanh ngiệp FDI . Về vốn đầu tư, năm 2010, khu vực kinh tế tư nhân trong nước chiếm 32%, so với 17% vốn FDI và 49% vốn nhà nước . Điều cần lưu ý là trong 49% vốn nhà nước, phần của doanh nghiệp nhà nước đầu tư chiếm chưa tới 20%, còn lại là từ ngân sách và vốn của chính phủ huy động .

Mức tăng trưởng ngành công nghiệp là chỉ số kinh tế quan trọng khác: khu vực kinh tế tư nhân trong nước vượt các doanh nghiệp nhà nước với mức tăng trưởng hàng năm, tăng trung bình từ 18-24% so dưới 10% của doanh nghiệp nhà nước và đóng góp 33% sản lượng công nghiệp, so với 30% của khu vực nhà nước

Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP vào năm 2005. Kinh tế dân doanh phát triển

khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp 6,8% GDP). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế .

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ppsx (Trang 29 - 31)