II – Thực trạng đầu tư theo thành phần kinh tế
4. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm đại bộ phận trong các ngành quan trọng
4.1 Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt.
Một số nghành do có tác động mạnh đến sự phát triển của các thành phần kinh tế hay do tính chất quan trọng mà nhà nước phải trực tiếp quản lí nhằm tạo ra cho mình các công cụ để điều tiết kinh tế nói riêng và tất cả các mặt đời sống xã hội nói chung Các nghành nhà nước nắm độc quyền như các nghành liên quan đến an ninh quốc phòng nhằm đảm bảo bí mật quốc gia .Một số nghành như điện , nước,xăng dầu,than trước đây là độc quyền nhưng bây giờ cũng đang từng bước xóa bỏ độc quyền đưa giá cả hàng hóa về ở mức thị trường nhưng nhà nước vẫn giữ vai trò chủ yếu vì đây là những nghành nhạy cảm. Nhà nước quản lí để nhằm tạo sự ổn định thị trường, thúc đẩy,kích thích các ngành,các thành phần kinh tế phát triển.
Các doanh nghiệp nhà nước chiếm một tỉ trọng tương đối lớn trong nền kinh tế.VD tổng công ty đóng tàu VinaShin.Trong các doanh nghiệp này được nhà nước đầu tư rất lớn về tiền của tạo ra các cột trụ cho nền kinh tế cũng như là các nguồn thu thay thế dần nguồn thu từ thuế mà chắc chắn sẽ bi giảm xuống đáng kể trong giai đoạn mở cửa thị trường.Doanh nghiệp nhà nước có vai trò hàng đầu trong tổng nguồn thu của ngân sách(>40%)
Ta cũng dễ nhận thấy là các doanh nghiệp đang chuyển mình theo hướng HĐH bằng cách đầu tư vào chiều sâu,đầu tư vào con người để từng bước tham gia sân chơi quốc tế.Khu vực nhà nước cũng có một khối lượng cán bộ kĩ thuât và công nhân lành nghề, đông về số lượng, đồng bộ về nghành nghề và tay nghề cao Theo kết quả điều
tra doanh nghiệp nhà nước 1/1/2003 thì trong năm 2002 doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 8% về số doanh nghiệp nhưng chiếm 41,6% về số lao động; 55,9% về số vốn; 49,4% về doanh thu và chiếm 46,1% về tổng số nộp ngân sách của tất cả các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế. Qua những số liệu trên mặc dù số lượng DNNN giảm nhưng DNNN vẫn giữ được vị trí theo chốt của mình và vẫn khẳng định được vai trò quan trọngcủa mình trong sự đóng góp vào GDP
4.2 Khả năng cạnh tranh thấp:
Một số lĩnh cực trong nền kinh tế không hấp dẫn được các nhà đầu tư vì rủi ro lớn cũng như thời gian thu hồi vốn dài như các lĩnh vực về cơ sở hạ tầng(xây dựng mạng lưới giao thông…).Nhưng chúng lại là các yếu tố cơ sở cần thiết của một nền kinh tế nên khu vực nhà nước phải trực tiếp xây dựng
Bên cạnh đó các doanh nghiệp nhà nước hoạt động cũng không đạt mục tiêu lợi nhuận lên cao nhất.Các doanh nghiệp nhà nước cũng được hưởng những ưu đãi trong nền kinh tế quốc dân.Nhưng các doanh nghiệp này lại hoạt động một cách kém hiệu quả, số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ còn quá lớn, nổi bật trong năm qua là tập đoàn đóng tàu thủy Vinashin đã tuyên bố phá sản, con số nợ lên tới >80 tỷ đồng,buộc nhà nước có những động thái tích cực tổ chức cơ cấu lại để tránh làm ảnh hưởng lên thị trường tài chính mà trực tiếp là các tổ chức tài chính,các ngân hàng.Chính sự ưu đãi này đã tạo ra sự ỷ lại,tạo ra một cơ chế bao cấp , làm cho các doanh nghiệp nhà nước ít động lực để vươn lên,kém năng động.
Hiện nay nhà nước đang chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, song tiến độ cổ phần hóa đang diễn ra chậm,chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ.Chủ yếu vẫn là do lãnh đạo các nghành va các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của chủ trương cổ phần hóa mà lại lo sợ ảnh hưởng đến quyền lợi,chưa yên tâm về hiệu quả nên còn chần chừ né tránh,sợ trách nhiệm…