Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ppsx (Trang 46 - 48)

III. Tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

1.3. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu được đánh giá thông qua hệ số chuyển dịch k.

Như đã trình bày ở trên, ta chỉ đánh giá tốc độ của chuyển dịch cơ cấu giai đoạn từ sau 1990 (giai đoạn 1986-1989 không xét vì cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực nông nghiệp và giảm tỷ trọng phi nông nghiệp).

Qua số liệu ở bảng 8, ta thấy hệ số k chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp thời kì 1995-2009 đều dương và nhỏ hơn 1/2 cho thấy: cơ

cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng công nghiệp hóa nhưng chưa có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Trong 3 giai đoạn, giai đoạn 1995-1999 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm nhất (k= 0.019 là nhỏ nhất) so với hai giai đoạn còn lại. Mặc dù không có sự đảo lộn lớn do chuyển dịch cơ cấu quá nhanh nhưng việc chuyển dịch chậm tiềm ẩn yếu tố không bền vững trong tăng trưởng đòi hỏi chi phí điều chỉnh lớn. Cần phải có những biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu và ổn định.

Bảng 8: Hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 1995 1999 2000 2004 2005 2009 GDP (%) 100 100 100 100 100 100 Trong đó: Nông nghiệp 27.2 25.4 24.53 21.81 20.97 20.91 Công nghiệp 28.8 34.5 36.73 40.21 41.02 40.24 Dịch vụ 44.0 40.1 38.74 37.98 38.91 38.85

Chuyển dịch cơ cấu của hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp

Giai đoạn 1995-1999 2000-2004 2005-2009

Cos θ 0.99957 0.99912 0.99027

Góc θ 1.68 2.40 7.9992

Hệ số k 0.019 0.027 0.09325

Chuyển dịch cơ cấu của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất

Giai đoạn 1995-1999 2000-2004 2005-2009

Cos θ 0.99711 0.99988 0.99195

Góc θ 4.36 0.89 7.275

Hệ số k 0.048 0.010 0.082

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Hệ số k chuyển dịch cơ cấu giữa hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất thời kì này cũng đều dương. Giai đoạn 2005-2009 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ nhất.

Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Nếu như trước thời kỳ đổi mới một trong những khiếm khuyết lớn của tư duy cũ, của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp là cố gắng hình thành nên cơ cấu ngành kinh tế dựa trên ý chí chủ quan, bất chấp quy luật, do đó đã kéo theo tình trạng đầu tư lãng phí, không đem lại hiệu quả kinh tế, thì bước vào công cuộc đổi mới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đã đem lại những kết quả rất tích cực. Từ các chỉ số đã phân tích ở trên có thể thấy nền kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên tốc độ còn chậm và hàm chứa những yếu tố bất hợp lý và không bền vững.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ppsx (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w