Bước đầu phát huy lợi thế so sánh của từng vùng:

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ppsx (Trang 52 - 53)

IV. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VÙNG LÃNH THỔ

2.1.3.1.Bước đầu phát huy lợi thế so sánh của từng vùng:

Trong những năm qua Nhà nước ta đã có chính sách phân bổ cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý. Hàng loạt các công trình trọng điểm quốc gia được xây dựng lên với nguồn vốn đầu tư rất lớn. Các công trình này đều được xây dựng phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội của vùng và còn phát huy đươc lợi thế so sánh. Các công trình như Thủy điện Sơn La, Khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất tập trung phát triển công nghiệp lọc dầu,hóa dầu,hóa chất…phát huy được lợi thế của vùng và đóng góp lớn cho kinh tế đất nước.

Ngoài ra các vùng có tiềm lực khác nhau lại được đầu tư để phát triển những ngành nghề sản phẩm khác nhau. Như trung du và miền núi phía Bắc dễ dàng chuyên môn hóa về cây trồng và chế biến cây công nghiệp, Tây Nguyên , Đông Nam Bộ phát triển các vùng Công nghiệp sản xuất hàng hóa bởi thế mạnh là vùng thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long thì chuyên môn hóa về lương thực, thực phẩm,là 2 vựa lúa lớn nhất cả nước nên chú trọng đầu tư vào đã đem lại giá trị xuất khẩu cao.

Trong nông nghiệp đã đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá quy mô lớn cả ở khu vực đồng bằng và trung du, miền núi như các vùng sản xuất lương thực tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở ven biển, các trung tâm dịch vụ nghề cá ở vùng đồng bằng ven biển; các vùng cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu cà phê, cao su, điều, dâu tằm ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và chè, quế, hồi... ở Trung Du miền núi Bắc Bộ. Vùng cây ăn quả trước đây mới hình thành ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu

Long nay đã phát triển cả ở Trung Du miền núi; đóng góp tích cực trong việc phát triển và ổn định đời sống các tầng lớp dân cư..

Gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước. Các làng nghề ở nông thôn được khôi phục và phát triển mạnh.

Trong công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất đang được triển khai xây dựng và đi vào vận hành theo quy hoạch. Điều này có tác động tích cực đến sự nghiệp phát triển công nghiệp nói chung và của vùng nói riêng. Hiện tại số khu công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy phép và đang triển khai ngày càng cao. Nhìn chung các khu công nghiệp triển khai theo đúng định hướng và qui hoạch và đã phát huy tác dụng, nổi bật là 16/17 khu công nghiệp được ưu tiên sớm tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, một số khu được triển khai ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và miền Trung có chậm hơn. Các khu công nghiệp của các tỉnh còn lại nói chung đều dành cho cả công nghiệp trong nước và nước ngoài, hình thành ban đầu như những điểm tập trung công nghiệp. Xu thế phân bố công nghiệp đang được quy hoạch theo hướng mở rộng quy mô và địa bàn, tăng năng lực và nâng cao hiệu quả trên các vùng: cả vùng phát triển và một số nơi ở vùng chậm phát triển, ở cả đô thị và một số vùng nông thôn. Ngoài các xí nghiệp quy mô nhỏ gắn với cơ sở nguyên liệu nông lâm ngư nghiệp, vật liệu xây dựng và khai khoáng ở địa phương, công nghiệp được tập trung hơn vào các ngành then chốt, hướng tới sự phân bố trải rộng và liên kết theo quy mô toàn quốc và khu vực, rõ nhất là các ngành điện, xi măng và vật liệu xây dựng, sắt thép, dầu khí, sản xuất một số hàng tiêu dùng. Khoáng sản được chú trọng nhiều ở những địa phương nào có thế mạnh về nó.Như than ở quảng Ninh thì ở đó được đầu tư xây dựng các hầm mỏ,nhà máy để khai thác chế biến.Gang thép ở Thái Nguyên ,….và rất nhiều những lợi thế về tài nguyên ở mỗi vùng mang lại lợi ích kinh tế lớn.Đầu tư phát triển giúp mỗi vùng có thể phát triển kinh tế bền vững,liên kết với các vùng miền địa phương khác tạo thành một chỉnh thể đồng nhất cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ppsx (Trang 52 - 53)