Nhằm cải thiện nội dung và chất lƣợng học tập của học sinh khi tham gia hệ thống E – learning đòi hỏi hệ thống phải có những phản hồi tích cực về phía học sinh. Điều chình về mặt nội dung bài học sao cho phù hợp, tạo đƣợc cho học sinh hứng thú học tập là một trong những cách thức mang lại hiệu quả. Trong khuôn khổ luận văn này, tôi đi sâu nghiên cứu xây dựng mô hình điều chỉnh nội dung học tập. Dựa trên các phƣơng pháp khác nhau: phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động sƣ phạm,…để đƣa ra những kết quả nhận định về cảm xúc của học sinh về bài học từ đó xây dựng mô hình dự đoán cảm xúc. Ta tiến hành đánh giá hiệu quả học tập, dựa vào đó xây dựng, đề xuất mô hình điều chỉnh. Quá trình điều chỉnh nội dung học đƣợc tiến hành liên tục trong suốt thời gian học tập của học sinh. Thông qua đó, ta tiếp tục bổ sung hoàn thiện mô hình dự đoán cảm xúc nhằm mang lại kết quả học tập cao, chất lƣợng việc học đƣợc nâng lên. Dƣới đây là hình vẽ tổng quát thể hiện cách thức xây dựng mô hình.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung vào mô hình điều chỉnh nội dung bài học. Trƣớc hết để có những phản hồi từ hệ thống đến với ngƣời học thì hệ thống này cũng căn cứ dựa trên các yếu tố về mức độ khó của bài học, khả năng của ngƣời học và thái độ của ngƣời học. Đầu tiên ta đi xây dựng mô hình dự đoán cảm xúc dựa trên việc phân tích cảm xúc của ngƣời học về bài học. Mô hình dự đoán cảm xúc này sẽ phân tích các trạng thái cảm xúc khác nhau của ngƣời học về bài học. Ví dụ nhƣ việc ngƣời học cảm thấy vui vẻ khi chúng cảm thầy hứng thú với việc việc học. Đồng thời trong mô hình này tác giả cũng phân tích nguyên nhân ảnh hƣởng tới cảm xúc của ngƣời học. Các thông tin này đƣợc thu thập, phân tích từ những số liệu khảo sát thực tế ngƣời học tại một trƣờng trung học phổ thông. Từ mô hình dự đoán cảm xúc này ta thu thập đƣợc những thông tin về thái độ của ngƣời học với bài giảng.
Sau khi đƣa ra những phân tích dự đoán cảm xúc của ngƣời học, tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả học tập của học ngƣời học. Căn cứ vào đó xây dựng mô hình điều chỉnh nội dung học. Mô hình điều chỉnh nội dung học đƣợc xây dựng dựa trên 2 yếu tố cảm xúc học sinh và nội dung bài giảng. Với mỗi một cảm xúc khác nhau của học sinh tƣơng ứng với những nội dung bài giảng khác nhau thì sẽ có những phƣơng án đề xuất thích hợp. Ví dụ nhƣ học sinh đang cảm thấy chán nản mà bài giảng thì đang giữ nguyên độ khó, vậy đề xuất điều chỉnh nội dung giảm độ khó của bài giảng.
Việc điều chỉnh nội dung đƣợc tiến hành liên tục và xuyên suốt quá trình học, song song với việc đánh giá lại hiệu quả học tập. Sau mỗi lần điều chỉnh nội dung học, tiến hành đánh giá hiệu quả học tập của ngƣời học. Tiếp túc lặp lại việc phân tích dự đoán cảm xúc của ngƣời học sao cho đạt đƣợc hiệu quả học tập tốt nhất.