Xây dựng phần mềm học tin học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá trạng thái, cảm xúc của người học khi tham gia hệ thống E - learning 04 (Trang 44 - 46)

3.1.1. Đề xuất đề bài

Hiện nay có rất nhiều phần mềm đƣợc thiết kế nhằm phục vụ cho việc học E - learning và đem lại hiệu quả cao. Các phần mềm đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nội dung, chất lƣợng bài học…Phần mềm học tin hoc này đƣợc tạo ra nhằm góp phần điều chỉnh, cải thiện nội dung học của học sinh khi tham gia học e- learning nhằm cải thiện chất lƣợng học tập. Phần mềm gồm các gói câu hỏi với nội dung đƣợc phân cấp khác nhau từ mức độ dễ đến khó. Học sinh sau khi làm xong mỗi gói câu hỏi, sẽ tự mình tích chọn cảm xúc hiện tại của mình và phần mềm sẽ dựa theo đó điều chỉnh nội dung bài học cho phù hợp nhất làm sao cho kết quả thu đƣợc là việc học sinh cảm thấy thích thú với bài học của mình.

Đối tƣợng sử dụng phần mềm là các em học sinh trung học phổ thông, kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng máy tính khác nhau, đại đa số các em cũng đã đƣợc tiếp xúc với máy tính và có những kỹ năng tốt. Mục tiêu đặt ra là phần mềm phải đảm bảo tính dễ sử dụng; giao diện đơn giản, dễ nhìn, thân thiện với môi trƣờng hệ điều hành Microsoft Windows.

3.1.2. Giải pháp

Phần mềm hƣớng đến ngƣời sử dụng với quy trình thiết kế rõ ràng: phân tích yêu cầu và nhiệm vụ, phác họa thiết kế, xây dựng prototype, xây dựng chƣơng trình demo.

3.1.3 Phân tích ngƣời sử dụng và phân tích nhiệm vụ

Để có hệ thống dễ sử dụng, trực quan phù hợp với ngƣời sử dụng thì phân tích ngƣời sử dụng là một trong những bƣớc không thể thiếu khi thiết kế hệ thống. Từ việc phân tích này ta có thể hiểu rõ đối tƣợng ngƣời dùng và phân nhóm ngƣời dùng để có đƣợc sản phẩm tốt nhất phục vụ từng đối tƣợng, phù hợp với trình độ ngƣời dùng.

Trong phạm vi bài luận này, tôi xây dựng một phần mềm học tin học dành cho học sinh trung học phổ thông. Đây là phần mềm cũng cấp cho học sinh những nội dung kiến thức đƣợc phân cấp với những mức độ khác nhau: Dễ, từ dễ khó, khó và quá. Đối tƣợng chủ yếu là học sinh trung học phổ thông, đối tƣợng này là những ngƣời có kỹ năng cơ bản và kinh nghiệm sử dụng máy vi tính và thƣờng xuyên sử dụng phần mềm học trƣớc đây. Ở đây, tôi đã chọn đại diện 10 học sinh để khảo sát phỏng vấn và thử nghiệm hệ thống.

Để đánh giá hiệu quả của mô hình điều chỉnh đƣợc đƣa ra ở trên, tôi tiến hành thực nghiệm lần lƣợt trên 10 học sinh trên phần mềm. Mỗi học sinh tiến hành học các bài giảng có nội dung phân cấp theo mức độ khó dễ khác nhau. Mỗi học sinh sẽ lần lƣợt học từng gói bài giảng này. Ban đầu học sinh tiến hành học các bài giảng. Sau đó tôi thực hiện ghi lại cảm xúc hiện tại của học sinh bao gồm: thích thú, chán nản, không vui và thất vọng, lo lắng và sợ hãi, ngạc nhiên. Tôi tiến hành điều chỉnh nội dung bài học, tức là chuyển học sinh sang học ở những nội dung phân cấp khó dễ khác nhau của bài giảng. làm ở gói câu hỏi khác. Việc điều chỉnh có thể đƣợc thực hiện một, hai hay ba lần cho đến khi học sinh dừng bài học. Sau khi kết thúc mỗi bài học hay khi dừng hẳn việc học học sinh có một bài kiểm tra gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm tin học. Sau khi học sinh làm xong sẽ hiển thị kết quả bài kiểm tra, thông qua đó nhận xét khả năng học tập của học sinh. Nếu kết quả tốt nghĩa là phƣơng án điều chỉnh của mình có hiệu quả.

Phân tích ngƣời sử dụng

Nhiệm vụ: Xây dựng phần mềm học tin học

Sau khi khảo sát ngƣời sử dụng, cụ thể là 10 học sinh ta có các thông tin:

- Mức độ kỹ năng sử dụng máy tính: Biết sử dụng máy tính, không cần ở mức quá thành thạo.

- Học lực của học sinh: Mỗi học sinh có học lực khác nhau, điều này cũng dẫn đến kết quả khác nhau của mỗi học sinh khi tham gia thử nghiệm.

Học sinh 1: Học lực khá Học sinh 2: Học lực khá Học sinh 3: Học lực trung bình Học sinh 4: Học lực khá Học sinh 5: Học lực trung bình Học sinh 6: Học lực khá Học sinh 7: Học lực trung bình Học sinh 8: Học lực kém Học sinh 9: Học lực trung bình Học sinh 10: Học lực khá

Kết luận: Giao diện phần mềm đƣợc thiết kế đơn giản, dễ tiếp cận phù hợp với cả những đối tƣợng không quá thành thạo với máy tính.

Phân tích nhiệm vụ

Sau khi phân tích, nhận biết đƣợc đặc điểm ngƣời sử dụng. Chúng tôi đƣa ra nhiệm vụ chính cần giải quyết: Chọn gói câu hỏi ban đầu để làm bao gồm bốn gói bài giảng: Dễ, quá khó, khó, từ dễ đến khó, mặc định cảm xúc là Ban đầu.

 Mục tiêu: Thao tác trên phần mềm để tiến hành hoạt động học tin học

 Phân tích nhiệm vụ

Sử dụng phần mềm để làm các việc sau:

Chọn nội dung bài giảng: dễ, quá khó, khó, từ dễ đến khó. Mặc định cảm xúc ban đầu là : Ban đầu

Nhấn nút OK thực hiện làm bài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá trạng thái, cảm xúc của người học khi tham gia hệ thống E - learning 04 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)