2.2.1.1.1 Thị trường trong tỉnh
Công ty đã có những đầu mối tiêu thụ nhiều năm, đặc biệt là 100% công trình có vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đều phải dùng xi măng Tuyên Quang. Sản phẩm của công ty đã được nhân dân trong tỉnh sử dụng từ lâu nay và đây là thị phần lớn nhất của công ty.
Tuy nhiên, hiện nay do phải dành phần lớn lượng sản phẩm cho các chương trình phúc lợi của tỉnh nên công ty cũng đang bị mất một lượng khách hàng thường xuyên trong tỉnh cho các đơn vị khác.
2.2.1.1.2 Thị trường ngoài tỉnh
Xi măng Tuyên Quang thường được vận chuyển tới các thị trường Hà Giang và Yên Bái. Nhưng do hiện nay ở Yên Bái đã có nhà máy xi măng VINACONEX nên gần như xi măng Tuyên Quang không thể xâm nhập vào thị trường này được nữa. Riêng thị trường Hà Giang do chưa có đầu tư về xây dựng nhà máy xi măng mới nên xi măng Tuyên Quang vẫn được coi là sản phẩm chủ yếu.
Hiện thị trường xây dựng ở Hà Giang đang phát triển rất mạnh sau thời kỳ “ đại công trường” bị đổ vỡ, các công trình xây dựng tại Hà Giang sẽ là điểm đến hứa hẹn của xia măng Tuyên Quang
2.3.3. Xây dựng ma trận SWOT
Từ kết quả phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong doanh nghiệp đó chỉ ra những cơ hội, thách thức từ bên ngoài và những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp.
Điểm mạnh
Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ khá cao, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
Chính sách lương, thưởng phát huy được tác dụng mạnh, khuyến khích được tinh thần làm việc, nâng cao năng suất lao động.
Năng lực sản xuất tương đối lớn.
Quy trình tự cung các nguyên liệu chủ yếu giúp công ty tự chủ về đầu vào. Công ty có mạng lưới phân phối khá mạnh, cung ứng nhanh.
Chính sách hỗ trợ và khuyến khích đối với các đại lý rất linh hoạt và phỏt huy hiệu quả cao.
Điểm yếu
Hoạt động nghiên cứu và phát triển của công ty chưa được chú trọng. Hệ thống dây chuyền sản xuất còn lạc hậu, cần đổi mới khẩn trương.
Hoạt động quảng cáo chưa được chú trọng, phần nào ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian vừa
Tỷ lệ công nhân có tay nghè cao còn thấp. Cơ hội
Nền kinh tế liên tục tăng trưởng, trong thời gian tới được đánh giá sẽ tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng khá là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và các doanh nghiệp.
Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, khả năng thanh toán và sức mua của người tiêu dùng tăng lên. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Nhu cầu thị trường vật liệu xây dựng ngày càng tăng đây là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh xi măng cũng như các vật liệu khác.
Thị trường trong và ngoài tỉnh vẫn còn rất hứa hẹn và rộng mở. Thách thức
Cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới ít nhiều ảnh hưởng một cách tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty. Các mặt hàng cùng loại cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Lãi suất trần thị trường có nhiều biến động gây khó khăn cho doanh nghiệp khi huy động vốn để đầu tư mở rộng sản xuất.
Mối đe dọa từ các đối thủ tiềm ẩn ngày càng cao. Áp lực cạnh tranh từ các phía.
Sản phẩm thay thế ngày càng nhiều và có được những ưu thế nhất định, áp lực mà nó gây cho các doanh nghiệp ngày một lớn.
Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về sản phẩm.
Công ty hiện đang cung cấp xi măng cho dự án kiên cố hóa đường nông thôn trong tỉnh, có thể dẫn đến không đủ xi măng để cung cấp cho thị trường dân dụng, nên rất dễ mất khách hàng
Sơ đồ 2.6: xây dựng ma trận SWOT cho công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang
Điểm mạnh Điểm yếu
-Đội ngũ lănh đạo giàu kinh nghiệm
- Cụng nhân có tay nghề. - Hệ thống máy móc nhà xưởng đảm bảo.
- Năng lực sản xuất tương đối lớn.
- Mạng lưới phân phối khá mạnh.
- Chinh sách đối với khối đại lý rất hiệu quả.
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển chưa tốt.
- Hệ thống máy móc thiết còn lạc hậu.
- Hoạt động quảng cáo chưa được chú trọng đúng mức, chưa phát huy được hiệu quả.
- Tỷ lệ công nhân tay nghề cao còn thấp.
Cơ hội
- Nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
- Nền kinh tế đang trong giai đoạn vượt qua khủng hoảng tài chính
- Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. - Nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
- Công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến.
Tận dụng các điểm mạnh về đội ngũ lãnh đạo và mạng lưới phân phối trong thời cơ thị trường đang có nhu cầu cao.
Đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, chú trọng hoạt động quảng cáo hơn để đón đầu thị trường.
Thách thức
- Tỷ lệ lạm phát cao. - Cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm cùng loại.
- Lãi suất trần biến động mạnh.
- Áp lưc cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn ngày càng cao. - Cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành. - Sản phẩm thay thế có được những ưu thế - Khách hàng có yêu cầu ngày càng cao. Tận dụng điểm mạnh về đội ngũ lãnh đạo và mạng lưới phân phối để tránh các thách thức: cạnh tranh, lãi suất, yêu cầu của khách hàng,…
Đổi mới hệ thống máy móc, đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, chú trọng hoạt động quảng cáo để đương đầu với cạnh tranh.
2.3.4. Phân tích các phương án chiến lược
2.3.4.1. Tận dụng các điểm mạnh về đội ngũ lãnh đạo và mạng lưới phân phối trong thời cơ thị trường đang có nhu cầu cao.
Đây là phương án thường có tỷ lệ lựa chọn cao để áp dụng trong phân tích chiến lược. Vấn đề là cần phải nhìn nhận đánh giá việc phát huy những điểm mạnh đó có thực sự tận dụng được cơ hội đang đến hay không.
Với thế mạnh về trình độ của đội ngũ lao động cho phép phát huy trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động. Nhưng để mở rộng năng lực sản xuất, đầu tư công nghệ mới cần có những lao động có trình độ chuyên môn cao mới có thể sử dụng được những dây chuyền công nghệ đó. Điều đó đặt ra yêu cầu về đào tạo và tuyển dụng lao động cần chặt chẽ. Chi phí dành cho lao động từ đó cũng tăng lên.
Chế độ lương thưởng linh hoạt song để có thể khuyến khích được tinh thần lao động hơn nữa, công ty phải tính toán để có chính sách thích ứng với những biến đổi của nền kinh tế và mức sống của dân cư.
Các chính sách áp dụng cho khối các đại lý của công ty thực sự đã phát huy được những hiệu quả nhất định. Điều đó không thực sự có được ý nghĩa lớn khi mà khách hàng thực sự của công ty là người tiêu dùng cá nhân. Do đó việc sử dụng những biện pháp để khuyến khích tiêu thụ đối với đối tượng này cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Việc theo đuổi chính sách giá thấp so với các đối thủ cạnh tranh, xác định khách hàng chính của công ty là đối tượng có thu nhập thấp và trung bình, công ty sẽ phải liên tục thực hiện những biện pháp để kiểm soát chi phí. Chỉ có như vậy mới đảm bảo lợi thế về chi phí và tận dụng được cơ hội khi mà nhu cầu thị trường đang cao.
Như vậy với phương án chiến lược này đặt ra nhiều vấn đề lớn mà doanh nghiệp cần giải quyết. Lao động trình độ cao để có thể sử dụng được những công nghệ hiện đại, chi phí nhân công sẽ tăng khi chế độ lương thưởng muốn phát huy được tác dụng hơn nữa, đặc biệt là việc kiểm soát chi phí trong tất cả các hoạt động của công ty.
hơn để đón đầu thị trường.
Phương án này đặt ra cho công ty nhiều vấn đề cần giải quyết. Đầu tư đồng bộ hệ thống dây chuyền công nghệ và quản lý chặt chẽ hơn các yếu tố đầu vào. Thêm vào đó hoạt động quảng cáo phải được chú trọng hơn. Mỗi hoạt động trong công ty phải xác định phương án phát triển đúng đắn mới giải quyết được những tồn tại hiện nay.
Để hệ thống máy móc thiết bị có được sự đồng bộ phải đầu tư mới. Trước tiên là nguồn vốn cần huy động để thực hiện hoạt động này là lớn, thứ đến là lao động để vận hành, ngoài ra doanh nghiệp cũng phải tính đến yêu cầu đầu vào có tạo thuận lợi hay không.
Để khắc phục tồn tại trong quản lý các yếu tố đầu vào yêu cầu công ty tìm kiếm nhà cung cấp đủ năng lực và uy tín. Tổ chức đội ngũ chuyên trách để thực hiện công tác này.
2.3.4.3. Đổi mới hệ thống máy móc, đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, chú trọng hoạt động quảng cáo để đương đầu với cạnh tranh.
Đâu là thách thức hàng đầu mà công ty đang phải đối mặt, đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong ngành. Tiếp đến là sức ép từ phía các nhà cung cấp đầu vào cho công ty.
Để có thể đương đầu với thách thức ấy cần khắc phục những điểm yếu của công ty như đã phân tích trong phần trên. Điểm yếu về máy móc thiết bị, những tồn tại trong quản lý các yếu tố đầu vào…
2.3.4.4. Tận dụng điểm mạnh về đội ngũ lãnh đạo và mạng lưới phân phối để tránh các thách thức: cạnh tranh, lãi suất, yêu cầu của khách hàng,…
Từ những điểm mạnh như chính sách giá đến trình độ tương đối cao của đội ngũ lao động trong công ty, nó chỉ ra hiệu quả trong sản xuất. Nhưng có một vấn đề là một số sản phẩm của công ty có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Như vậy sẽ là không khả thi trong việc đối phó với những thách thức trong cạnh tranh mà doanh nghiệp đang phải đối mặt nếu chỉ dừng lại ở việc củng cố những điểm mạnh của doanh nghiệp.
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG
3.1. Định hướng kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang:
Bên cạnh việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên Quang đã thực hiện các biện pháp kích cầu như: Giảm giá bán xi măng, giảm cước phí vận chuyển, giao sản phẩm đến tận chân công trình. Đồng thời, không ngừng xây dựng và quảng bá thương hiệu, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở tất cả các huyện trong tỉnh và ra các tỉnh bạn. Tìm được hướng đi và giải pháp tháo gỡ khó khăn phù hợp trong cơ chế thị trường, nên thời gian qua, mặc dù thị trường có nhiều biến động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty vẫn ổn định. Năm 2010, Công ty đã sản xuất và tiêu thụ 300 nghìn tấn xi măng, đạt 100% kế hoạch, sản xuất và tiêu thụ 13 nghìn 5 trăm tấn bột ba rít, 1 nghìn 5 trăm tấn pécmôtin, 150 nghìn m3 đá xây dựng cơ bản, 5 trăm m3 gỗ. Tổng doanh thu 280 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Sản xuất phát triển, lợi nhuận tăng, Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên Quang đã từng bước hoàn trả vốn vay đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp ngân sách, đảm bảo thu nhập bình quân cho trên 1 nghìn lao động là 2,7 triệu đồng/người/tháng.
Với chất lượng tốt, giá cả phù hợp, những năm qua, sản phẩm xi măng do Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên Quang sản xuất đã góp phần xây dựng các tuyến đường bê tông nông thôn và hệ thống kênh mương nội đồng trên địa bàn tỉnh.Thực hiện Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn của tỉnh, trong giai đoạn 2010- 2015, Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên Quang được giao nhiệm vụ cung ứng 500.000 tấn xi măng cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn trong tỉnh. Ngay từ cuối năm 2010, Công ty đã kịp thời cung ứng xi măng đến các vùng nông thôn trong tỉnh phục vụ cho việc khởi động Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn.
Với những thành quả đã đạt được từ trước đến nay, định hướng kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang trong những năm tới sẽ là:
+ Mục tiêu phát triển: Mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là đáp ứng đầu đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong toàn tỉnh (cả về số lượng và chủng loại), tiếp tục xâm nhập các
thị trường ngoài tỉnh, đưa ngành xi măng Tuyên Quang thành ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước.
+ Quan điểm phát triển: Quan điểm phát triển của Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang trong giai đoạnh 2011-2020 được thể hiện ở các mặt về đầu tư, về công nghệ, về quy mô công suất và về phát triển nguồn nhân lực.
3.2. Đề xuất phương án chiến lược
3.2.1. Lựa chọn phương án
Để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao vị thế trên thương trường, công ty Cổ phần xi măng Tuyên Quang cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển với nhiều sự đổi mới để có thể tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh, đồng thời tiến hành kinh doanh thêm nhiều lĩnh vực khác.
Trên cơ sở đánh giá các phương án chiến lược, phân tích tính khả thi của các phương án tác giả lựa chọn phương án chiến lược là: Đổi mới hệ thống máy móc, đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, chú trọng hoạt động quảng cáo để đương đầu với cạnh tranh.
Bởi thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp đang phải đối mặt là sự cạnh tranh từ nhiều phía. Vấn đề nan giải nhất là áp lực cạnh tranh từ phía các đối thủ hiện tại. Điều đó khẳng định việc doanh nghiệp cần hạn chế thách thức, đối đầu hiệu quả với nó chứ không phải là việc tìm cách nắm lấy cơ hội. Vấn đề thứ hai là các điểm mạnh - việc công ty có thể làm lại không thể đối đầu hiệu quả với thách thức đó. Công cụ cạnh tranh mà đối thủ đang sử dụng đạt được thành công là chất lượng, thương hiệu. Những điều đó lại là những điểm yếu của công ty.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang trong giai đoạn tái cấu trúc, những khó khăn chung của nước nhà, việc tận dụng các cơ hội xem ra như việc “ đếm cua trong hang”- chưa thể chắc chắn mang lại sự phát triển cho công ty. Ngoài ra, các điểm mạnh hiện nay của công ty là quá ít so với các đối thủ trực tiếp, đặc biệt là xi măng VINACOMIN-Tân Quang.
Công ty sẽ cần phải có những giải pháp để hạn chế tình trạng mất đi những khách hàng thân quen do không có đủ sản phẩm cung cấp ra thị trường dân dụng, vì mỗi năm công ty phải cung cấp cho dự án bê tông hóa đường nông thôn một phần lớn sản lượng.
của công nhân, chú trọng hoạt động quảng cáo để đương đầu với cạnh tranh.” đồng nghĩa với việc công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang sẽ lựa chọn phương án phát triển chậm nhưng chắc. Trước mắt công ty sẽ tái cấu trúc lại để đương đầu với những khó khăn trước mắt, sau đó sẽ có những chiến lược phát triển lâu dài để gây dựng lại vị thế trước đây cũng như phát triển lên tầm cao mới.
3.2.2. Nội dung chiến lược
Xuất phát từ phương án chiến lược này tác giả đề xuất chiến lược kinh doanh