Thị trường và sản phẩm chính của công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng tuyên quang (Trang 32 - 50)

Hiện nay, sản phẩm xi măng của Công ty đã có mặt và được tiêu thụ ở các tỉnh, thành như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn... Đặc biệt xi măng Tuyên Quang đã được các nhà đầu tư lựa chọn xây dựng một số công trình lớn như công trình Thủy điện Sông Gâm, công trình thủy điện Nậm Mu thuộc tỉnh Hà Giang...

Sản phẩm chính của công ty là xi măng PCB30 và bột barite.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Căn cứ quy chế thành lập và giải thể Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ban hành theo Nghị định số: 388/HĐ-BT; Căn cứ vào Thông báo số: 453/TB ngày 16/2/1992 của Bộ trưởng Bộ xây dựng đồng ý thành lập DNNN - Xí nghiệp Xi măng Tuyên quang , UBND tỉnh Tuyên quang đã quyết định thành lập DNNN: Xí

nghiệp Xi măng Tuyên quang (Quyết định số 46/QĐ-UB ngày 15/2/1992). Đến năm 2005 căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về việc chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Thực hiện công văn số 1683/UBND ngày 03/8/2004 của UBND tỉnh Tuyên quang về việc đẩy nhanh công tác Cổ phần hoá và sắp xếp lại tại các Doanh nghiệp, Xí nghiệp xi măng Tuyên quang chuyển thành Công ty Cổ phần Xi măng từ ngày 01/4/2005 theo QĐ số 1344/QĐ-CT ngày 04/11/2004 với:

Tổng số vốn điều lệ: 20.444.000.000 đồng

Tổ chức sản xuất xi măng Pooclăng theo tiêu chuẩn TCVN 2682-1992. Mã số 01-09-02, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức Công ty cổ phần, hạch toán kinh tế độc lập, trụ sở đóng tại xã Tràng đà - Thị xã Tuyên quang - Tỉnh Tuyên Quang.

Theo giấy đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư cấp, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp Xi măng Tuyên Quang được quy định như sau:

- Sản xuất Xi măng PCB 30

- Khai thác và chế biến bột barite

Hiện nay, Công ty được xếp hạng là doanh nghiệp loại I. Công ty có vai trò rất lớn trong việc cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng cơ bản của tỉnh Tuyên quang, Hà giang và đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở của nhân dân góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2005 – 2010 , Tỉnh ủy và UBND tỉnh Tuyên quang đã xác định sản lượng xi măng hiện nay là: 275.000 tấn/năm, bột barite là: 30.000 tấn/năm.

* Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:

Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang gồm các phòng, ban và phân xưởng sản xuất như sau:

Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN TRỊ VÀ SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG

(Nguồn: Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang)

* Chức năng cụ thể của một số phòng, ban, phân xưởng chính :

a- Ban Giám đốc Công ty(gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc):

Có trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước mà Luật Doanh nghiệp đề ra và chăm lo đời sống của CBCNV toàn Công ty.

Phân xưởng nguyên liệu Phân xưởng bán thành phẩm Phân xưởng thành phẩm Phân xưởng khai thác đá Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Phòng tổ chức LĐ tiền lương Phòng hành chính Phân xưởng Barite

Ban kiểm soát Ban giám đốc

Phòng kế hoạch vật tư Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật Phòng tiêu thụ sản phẩm Phân xưởng cơ điện

- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung toàn Công ty. - 01 Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật - 01 Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm về kinh doanh.

b- Phòng Tổ chức – Lao động tiền lương:

Làm công tác tổ chức, quản lý lao động, hồ sơ CBCNV, công tác thi đua khen thưởng, đảm bảo thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ của người lao động như tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác của người lao động theo chế độ hiện hành, tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các công tác định mức lao động, tiền lương, an toàn lao động, bảo hộ lao động.

c- Phòng Kế hoạch - Vật tư:

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, bao gồm kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn (năm, tháng); xây dựng kế hoạch giá thành các loại sản phẩm của Công ty, kế hoạch lao động tiền lương, các khoản nộp ngân sách, xây dựng kế hoạch ký kết hợp đồng kinh tế mua nguyên nhiên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong năm và có một phần dự trữ hợp lý, theo dõi, đôn đốc tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn Công ty.

d- Phòng Tài vụ:

Quản lý vốn, tài sản, vật tư của Công ty, nhằm sử dụng có hiệu quả vật tư, tiền vốn, làm công tác thống kê kế toán, lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh theo quy định của Nhà nước, tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý kinh tế - tài chính theo đúng quy định của pháp luật hiện hành trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán-thống kê, đề xuất các biện pháp quản lý kinh doanh trên các lĩnh vực: vật tư, tài sản đầu vào, các chế độ chính sách của Nhà nước và Công ty đối với người lao động (tiền lương, tiền thưởng, ăn ca, độc hại, BHXH, BHYT), thành phẩm, hàng hóa đầu ra (tham mưu điều chỉnh giá cả hàng hóa bán ra phù hợp với từng thời kỳ).

đ- Phòng kỹ thuật:

Tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật đảm bảo yêu cầu của công nghệ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các phân xưởng sản xuất không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao nhất, kiểm tra, kiểm soát các chỉ tiêu kỹ thuật của vật tư, nguyên liệu đầu vào, các chỉ tiêu

về định mức kinh tế kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng sản phẩm làm ra trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất xi măng và bột barite, tham mưu với lãnh đạo Công ty về công tác sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e- Phòng tiêu thụ sản phẩm:

Có trách nhiệm tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, quản lý theo dõi các đại lý bán sản phẩm của Công ty, tiếp thị mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh; tập hợp toàn bộ nhu cầu tiêu thụ xi măng của các chủ đại lý trong và ngoài tỉnh, tham mưu cho lãnh đạo Công ty có những quyết định đúng đắn về công tác tiêu thụ sản phẩm và chất lượng xi măng và công tác bán hàng.

f- Phòng Hành chính quản trị:

Làm công tác hành chính, công văn giấy tờ, hướng dẫn khách đến làm việc tại Công ty.

g- Phân xưởng cơ điện:

Quản lý kỹ thuật toàn bộ máy móc, thiết bị công nghệ sản xuất của dây chuyền sản xuất xi măng và dây chuyền sản xuất bột barite, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, máy móc và các thiết bị vận chuyển của Công ty phục vụ cho sản xuất xi măng.

h-Phân xưởng nguyên liệu

Quản lý, tổ chức cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.

j-Phân xưởng bán thành phẩm

Phân xưởng bán thành phẩm có nhiệm vụ quản lý, tổ chức sản xuất bán thành phẩm (Klanhke)

k-Phân xưởng thành phẩm

Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức sản xuất thành phẩm (xi măng)

l-Phân xưởng khai thác đá

Tổ chức khai thác, bốc xếp, chế biến đá theo đúng tiến độ, đảm bảo về khối lượng, chất lượng cho sản xuất xi măng của Công ty và đảm bảo các nhu cầu về đá khác cho xây dựng cơ bản.

m- Phân xưởng barite:

Quản lý, tổ chức sản xuất bột barite tiêu chuẩn API.

Chăm lo đời sống, đảm bảo chế độ ăn ca phục vụ cho CBCNV

i- Ban Y tế

Chăm lo sức khỏe cho CBCNV và người lao động

Nhận xét : Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, các chức năng quản lý được phân công rõ cho từng phòng, ban, phân xưởng. Mỗi phòng, ban, phân xưởng có chức năng, nhiệm vụ giải quyết công việc trong phạm vi quyền hạn của mình. Giữa các phòng, ban có mối quan hệ với nhau, cùng có chức năng tham mưu tư vấn cho Giám đốc trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Việc tổ chức như thế đảm bảo tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả hơn.

2.1.3. Một số kết quả kinh doanh

Về cơ bản, xi măng Tuyên Quang là loại xi măng gắn liền với lịch sử phát triển tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên những năm gần đây công ty với vai trò phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh, đặc biệt là tham gia dự án bê tông hóa đường nông thôn, chính điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc công ty báo lỗ 3 năm liên tiếp, mặc dù với vị trí là doanh nghiệp loại I của tỉnh.

Để thấy rõ hơn, chúng ta cùng xem xét qua bản tổng hợp tình hình kinh doanh xi măng của công ty trong 3 năm từ 2008-2010:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh 2008-2010

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008

Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 267.486.723.607 289.230.040.604 310.450.235.705

Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 267.486.723.607 289.230.040.604 310.450.235.705 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá vốn hàng bán 252.678.434.867 272.826.048.473 291.329.785.505

Lợi nhuận gộp về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 14.808.288.740 16.403.992.131 19.120.450.200

Doanh thu hoạt động tài chính 233.743.956 85.502.291 54.432.288 Chi phí tài chính 12.861.460.267 7.841.839.553 5.213.334.510 Chi phí bán hàng 5.477.444.692 6.945.340.208 8.889.236.107 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.349.610.773 6.421.210.767 7.647.338.220

Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh (9.646.483.036) (4.718.905.106) (2.575.026.349)

Thu nhập khác 228.187.231 396.201.764 298.435.221

Chi phí khác 122.117.000 88.020.300

Lợi nhuận khác 106.070.231 396.201.764 210.414.921

Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế (9.540.412.805) (4.322.703.342) (2.364.611.428) Lợi nhuận sau thuế thu

nhập DN

(9.540.412.805) (4.322.703.342) (2.364.611.428)

(Nguồn: Phòng Tài vụ)

Qua đó, chúng ta có thể thấy, năm 2010 công ty lỗ gần gấp đôi so với năm 2009 mặc dù công suất của nhà máy đã tăng lên rất nhiều sau khi đầu tư dây chuyền mới. Điều này có thể lí giải theo nhiều nguyên nhân như: trình độ quản lí kém, việc tham gia dự án bê tông nông thôn làm giảm doanh thu,…

2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty

2.2.1. Môi trường vĩ mô:

Môi trường kinh tế:

Từ sau Đổi mới 1986, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, thoát khỏi nhóm nước nghèo, cơ bản trở thành một nền kinh tế thị trường, nền kinh tế năng động, tăng trưởng cao so với khu vực, GDP/người đạt 1024USD năm 2010 đã vượt qua ngưỡng những nước có thu nhập thấp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008, mà Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào ngoại thương và vốn đầu tư nước ngoài, nên kinh tế trong

nước đã gặp phải rất nhiều khó khăn, dù mức tăng trưởng vẫn ở mức tương đối cao, nhưng lạm phát ở mức 2 con số đã làm giảm đi chất lượng tăng trưởng. Chỉ riêng năm 2011 đã có 48 000 doanh nghiệp phá sản, và nhiều hơn con số đó là các doanh nghiệp đang tạm ngừng hoặc sản xuất cầm chừng, thị trường chứng khoán đóng băng, thị trường bất động sản ảm đạm.

Sơ đồ 2.2 : Tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2011

(Nguồn: Tổng cục thống kê) Là một nền kinh tế năng động có tốc độ tăng trưởng cao ổn định và còn trẻ, Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn của FDI, thể hiện qua mức vốn đăng kí và thực hiện luôn ở mức cao:

Sơ đồ 2.3 : Vốn FDI đăng ký và vốn thực hiện giai đoạn 2001-2010 ở Việt Nam

( Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư)

Số lượng Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng về số lượng và sự đa dạng trong các ngành nghề vừa tạo áp lực cạnh tranh cao trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh vừa là cơ hội mở rộng bạn hàng ngay trong nước cho các doanh nghiệp nội.

Mặt khác, GDP/người của Việt Nam đã vượt qua ngưỡng các nước có thu nhập thấp, kèm theo mặt tích cực là việc ODA dành cho Việt Nam ngày càng khan hiếm, các chuyên gia kinh tế dự báo từ năm 2012 trở đi, Chính phủ phải đốt đuốc để đi tìm kiếm nguồn ODA. Điều này làm sụt giảm nhu cầu hàng hóa và dịch vụ rất lớn trong khu vực công, đặc biệt là ngành xây dựng, vật liệu xây dựng (hầu hết ODA trước đây dành cho phát triển cơ sở hạ tầng).

Môi trường chính trị- pháp luật :

Hàng loạt các hệ thống cải cách chính sách đã hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, việc thông qua luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năm 1986 đã mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước mặc dù theo một cách gián tiếp. Khung pháp lý đầu tiên được thiết lập vào năm 1990 với sự phê chuẩn luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty.Hiến pháp đã chính thức thừa nhận kinh tế tư nhân vào năm 1990.

Năm 2005, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư ra đời thống nhất các luật về doanh nghiệp và kinh doanh trước đó, cùng với sự ra đời của Luật Cạnh tranh 2004, Luật sở hữu trí tuệ 2009 (sửa đổi và bổ sung) và một loạt chính sách thay đổi hành

chính mà nổi bật nhất là cơ chế một cửa đã tạo nên một môi trường kinh doanh công bằng, cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp, các thủ tục hành chính lược giản đi, thông thoáng và tiết kiệm chi phí tiền bạc cũng như thời gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với các chính sách phát triển kinh tế tư nhân, cùng với sự mở cửa nền kinh tế, mỗi năm có hàng chục nghìn doanh nghiệp mới thành lập. Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đóng góp quan trọng vào sự tăng tưởng cũng như sự vận động của nền kinh tế. Nhiều tổng công ty, tập đoàn tư nhân lớn mạnh xuất hiện đã giúp giảm gánh nặng về phát triển kinh tế cho khối doanh nghiệp Nhà nước, nhưng điều đó cũng đặt ra sự thay đổi để phù hợp với kinh tế thị trường của các khối doanh nghiệp Nhà nước, vốn kém năng động hơn khối tư nhân (bởi phần nào đó vẫn còn tàn dư tư tưởng bao cấp trong giới lãnh đạo).

Môi trường xã hội:

- Dân số:

+ Quy mô: Năm 2010: gần 86 triệu dân (thứ 13 thế giới).

+ Cơ cấu: Đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng (số người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người phụ thuộc) và đang bắt đầu già hóa dân số.

+ Mật độ: 259 người/km2

+ Trình độ dân số: hạng trung bình (chỉ số HDI năm 2008 là 0.718)

+ Tỷ lệ sinh là 17.6 phần nghìn và tỷ lệ chết là 6.7 phần nghìn.Tỷ số giới khi sinh là 111/100.

Với quy mô dân số lớn và cơ cấu trẻ, nhu cầu về bất động sản trong tương lai là rất lớn, kéo theo đó là áp lực cho các ngành năng lực, xây dựng, giao thông …

- Môi trường văn hóa, giáo dục: Nước ta luôn đặt vấn đề giáo dục lên hàng đầu, mặc dù đất nước còn nghèo, nhưng Chính phủ luôn cố gắng đầu tư cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện cho trẻ em vùng sâu vùng xa được đến trường.  Môi trường công nghệ:

Bước vào thế kỷ 21, có thể nói công nghệ sản xuất xi măng thế giới đạt đến đỉnh cao, nhiều phát minh mới được ứng dụng, nhiều thiết bị, kỹ thuật mới được hiện đại hóa. Đến nay, đã có nhiều công nghệ, kỹ thuật mới, thiết bị hiện đại đã đi vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao. Có thể thấy hiệu quả do

áp dụng công nghệ mới, thiết bị hiện đại thể hiện trên từng công đoạn của dây chuyền sản xuất:

-Khâu chế biến nguyên liệu và đồng nhất phối liệu: sử dụng kho tròn thay thế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng tuyên quang (Trang 32 - 50)