Xác định các phương án chiến lược:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng tuyên quang (Trang 27 - 31)

Tổng hợp phân tích SWOT

Để có thể đưa ra các phương án chiến lược, chúng ta sử dụng phương pháp phân tích SWOT. Từ những phân tích về môi trường bên ngoài và môi trường bên trong tiến hành xây dựng ma trận SWOT.

Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ ma trận SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu

S1,S2,……….,Sj W1,W2,……..Wk Cơ hội 01, 02, … 0n I II Thỏch thức T1, T2, … Tm IV III

(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược, PGS.TS Nguyến Ngọc Sơn)

Các phương án chiến lược hỡnh thành trờn cơ sở kết hợp giữa cơ hội, thách thức với điểm mạnh, điểm yếu.

I: Các phương án nhằm tận dụng điểm mạnh để nắm lấy cơ hội

II: Các phương án nhằm khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội

III: Các phương án nhằm khắc phục điểm yếu để đương đầu với thách thức

IV: Các phương án nhằm củng cố điểm mạnh để đương đầu với thách thức

khăn để chọn ra một phương án chiến lược cho công ty

Xây dựng, phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược

Đây là giai đoạn xác định tất cả những phương án chiến lược có thể và dự báo kết quả của các phương án này để lựa chọn ra những phương án tối ưu.

Tuy nhiên, vấn đề phổ biến hơn không phải là việc tìm ra tất cả các phương án mà là việc giảm bớt các phương án cần lựa chọn để tìm được phương án có hiệu quả nhất được đưa ra phân tích. Do đó, trong giai đoạn này người ta thường phải thực hiện bước khảo sát sơ bộ để lựa chọn ra các phương án chiến lược có nhiều triển vọng nhất.

Chiến lược kinh doanh bao gồm các quyết định về: - Nhu cầu khách hàng hoặc thoả mãn khách hàng cái gì. - Nhóm khách hàng hoặc thoả mãn ai.

- Năng lực khác biệt hoặc nhu cầu khách hàng được thoả mãn như thế nào.

Ba quyết định này là trung tâm của việc lựa chọn chiến lược kinh doanh. Vì nó cho phép công ty có lợi thế hơn đối thủ và xem xét làm thế nào công ty có thể cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh và trong ngành. Ba quyết định này được cụ thể hoá trong các chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược cạnh tranh và chiến lược đầu tư.

Theo M. Porter thì để đương đầu với cạnh tranh doanh nghiệp có thể lựa chọn ba kiểu chiến lược tổng quát sau: chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hoá và chiến lược trọng tâm.

Như vậy việc lựa chọn một chiến lược cạnh tranh có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở lợi thế và nhược điểm của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh, kết hợp với việc phân tích thị trường một cách chính xác để từ đó lựa chọn ra chiến lược cạnh tranh tốt nhất.

Như vậy, kết quả quá trình hoạch định chiến lược cho ta một bản chiến lược. Nhưng chừng nào việc thực hiện chiến lược chưa được tiến hành một cách hiệu quả thì các kế hoạch chiến lược vẫn chỉ là trên giấy tờ. Vậy quá trình tổ chức thực thi chiến lược là quá trình triển khai những phương án chiến lược trên thực tế nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Các bước của quá trình tổ chức thực thi chiến lược được khái quát ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.5: Quá trình triển khai thực hiện chiến lược.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

1.5. Sự cần thiết xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang:

Hiện nay công ty không chỉ gặp phải sự cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh từ trong khu vực mà còn cả những đối thủ từ khắp cả nước và nước ngoài, mỗi đối thủ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt do đó đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược cụ thể nghiên cứu đối phó về chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh ,điểm yếu của họ.

Về thị trường: xi măng Tuyên Quang đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ những tỉnh lân cận như Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên… và đặc biệt là các sản phẩm xi măng của Tổng công ty xi măng Việt Nam (VICEM) hay Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam( VINACOMIN) . VICEM hiện đang gần như chiếm lĩnh thị trường xi măng Việt Nam với các sản phẩm như: xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn,….

Về sản phẩm : Sản phẩm của VICEM đều là những sản phẩm mang chất lượng cao, được sử dụng nhiều khi xây những công trình lớn.

Soát xét lại mục tiêu điều kiện môi trường và các chiến lược Đánh giá điều chỉnh và đảm bảo cung ứng nguồn lực nguồn Xây dựng cung ứng nguồn lực Triển khai chiến lược hoặc những thay đổi chiến lược Đánh giá chiến lược

Về giá: Sản phẩm xi măng của VICEM hay VINACOMIN đều có mức giá cao hơn so với xi măng Tuyên Quang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phân phối và xúc tiến bán : xi măng Tuyên Quang có mạng lưới phân phối khắp trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Ngoài ra, những điểm mạnh của các đối thủ : các sản phẩm xi măng của VINACOMIN hay VICEM đều là xi măng mác cao, có chất lượng cao hơn so với xi măng Tuyên Quang. Đây đều là những điểm mà xi măng Tuyên Quang thua kém và rất khó lòng để đối phó nếu không có chiến lược hợp lý. Tuy nhiên, những điểm yếu của các đối thủ này: các sản phẩm xi măng khác tuy có chất lượng cao hơn nhưng giá thành đắt, không phù hợp với túi tiền của nhiều bà con trong tỉnh, mạng lưới phân phối còn sơ khai, chưa có đọ phủ cao.

Chính vì vậy xây dựng chiến lược kinh doanh cho xi măng Tuyên Quang là một nhiệm vụ tất yếu mang tính quyết định đến sự phát triển của xi măng Tuyên Quang giai doạn sau này.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng tuyên quang (Trang 27 - 31)