Về hoạt động quản lý nhân sự

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng tuyên quang (Trang 50 - 52)

Nhân sự là một bộ phận không thể thiếu trong một tổ chức, nó quyết định sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi nếu chỉ có nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và nguồn tài chính mà thiếu bàn tay và trí tuệ của con người thì cũng trở thành vô tri vô giác không có tác dụng gì và không mang lại hiệu quả kinh tế được. Do đó đội ngũ cán bộ cần phải có trình độ quản lý và phong cách quản lý, có kinh nghiệm trên thương trường, khả năng quyết đoán và khả năng xây dựng những êkíp làm việc hiệu quả, tạo ra một lực lượng quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Mặt khác, do đặc thù của ngành sản xuất xi măng là độc hại nên công ty có những cách quản lí nhân sự sao cho anh chị em công nhân luôn có tâm lí làm việc thoải mái nhất, điều này được thể hiện qua việc công ty đã thành lập hẳn Ban đời sống với nhiệm vụ chủ yếu là chăm lo cho đời sống và sức khỏe của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.

Tổng số CBCNV trong biên chế toàn Công ty hiện nay là: 1.035 người, cơ cấu CBCNV được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: BẢNG PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY Tính đến 31/12/2010

Tiêu thức Đơn vị Số lượng % Ghi chú

Tổng số CBCNV biên chế Người 1.035 100

I. Theo tính chất lao động Người 1.035 100

1- Lao động trực tiếp Người 928 89,66

2- Lao động phụ trợ Người 72 6,96

3- Lao động quản lý Người 35 3,38

II. Theo trình độ và cấp bậc kỹ thuật Người 1.035 100

1- Kỹ sư Người 50 4,83

2- Cao đẳng Người 25 2,41

3- Trung cấp Người 78 7,54

4- Lao động khác Người 107 10,34

5- Công nhân bậc 7 Người 13 1,26

6- Công nhân bậc 6 Người 77 7,44

7- Công nhân bậc 5 Người 164 15,84

8- Công nhân bậc 4 148 14,30

9- Công nhân bậc 3 Người 373 36,04

(Nguồn: Bảng tổng hợp phân loại lao động của Phòng Tổ chức – Lao động

tiền lương của Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang)

Ngoài ra, do nhu cầu thị trường tăng mạnh trong năm 2007 (sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2006 là 203.230 tấn), Công ty đã phát huy tối đa công suất máy

móc thiết bị của cả dây chuyền mới và 4 dây chuyền cũ và phải hợp đồng mùa vụ với 280 lao động phổ thông để khai thác đá phục vụ cho sản xuất và bổ sung vào làm việc ở các dây chuyền cũ, đưa tổng số lao động của Công ty lên 1.456 người.

Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang sản xuất xi măng và bột barite có hệ thống máy móc thiết bị lớn nên ngoài việc đòi hỏi chuyên ngành về sản xuất xi măng, bột barite còn đòi hỏi chuyên ngành về cơ khí và điện. Do vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm một tỷ lệ thấp (14,78 %) trong tổng số CBCNV Công ty. Trong tổng số 43 kỹ sư hiện nay, có 13 kỹ sư cơ khí, 10 kỹ sư điện-TĐH, 7 kỹ sư XD-giao thông, 13 kỹ sư khác. Cử nhân kinh tế 6 người, Cử nhân khác 1 người.

Cán bộ có trình độ trung cấp 78 người, trong đó mới chỉ có 13 cán bộ trung cấp chuyên ngành sản xuất xi măng, đây cũng là một tỷ lệ quá thấp. Chính vì vậy, hiện nay nhiều vị trí bố trí trong dây chuyền sản xuất phải sử dụng công nhân bậc cao.

Tỷ lệ công nhân thợ bậc cao (từ bậc 6, 7 trở lên) còn thấp, đòi hỏi Công ty trong những năm tới phải có kế hoạch đào tạo.

Nhận xét: trình độ của cán bộ công nhân viên còn thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng tuyên quang (Trang 50 - 52)