4.3. Tổ chức, yêu cầu của trang web phục vụ đào tạo trên website
Đây là một chức năng hết sức quan trọng của website, kho học liệu phục vụ công tác đào tạo đƣợc tổ chức trên một trang web (e-learning web). Trang web cung cấp các dịch vụ phục vụ công tác đào tạo đảm bảo các yêu cầu sau:
4.3.1. Cung cấp các dịch vụ chính phục vụ giảng dạy, học tập
Xây dựng trang web đào tạo điện tử (e-learning web) là mục tiêu, nhu cầu trong công tác đào tạo tại HVCSND. Một trang web đào tạo điện tử cần đảm bảo các yêu cầu cung cấp các thông tin về chƣơng trình đào tạo, hệ thống học liệu điện tử, khả năng trao đổi thông tin… Các yêu cầu cung cấp cụ thể nhƣ sau:
1. Chương trình đào tạo: Cung cấp thông tin về chƣơng trình môn học, lịch giảng dạy, kế hoạch học tập của từng môn, thời khoá biểu của từng lớp… 2. Bài giảng điện tử: Cung cấp các bài giảng điện tử của giảng viên cho học
viên nghiên cứu. Giảng viên sử dụng các công cụ để thiết kế bài giảng phù hợp để tích hợp vào hệ thống các bài giảng trong website. Các bài giảng sẽ đƣợc cung cấp cho học viên theo chƣơng trình đang học của họ thông qua tài khoản và mật khẩu tƣơng ứng
3. Các câu hỏi thi, kiểm tra: Chủ yếu dƣới dạng trắc nghiệm khách quan cho phép học viên có thể luyện tập, thực hiện nhanh các bài thi, kiểm tra để củng cố kiến thức của mình. Ngoài các dạng đánh giá quen thuộc bao gồm đúng- sai, đa lựa chọn, còn sử dụng thêm các câu hỏi có câu trả lời ngắn, cau hỏi phát triển tƣ duy và khả năng tổng hợp của học viên. Các câu hỏi phải phù hợp với chƣơng trình học, các câu hỏi xuất hiện ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi. Thiết kế các câu hỏi, các câu trả lời sử dụng văn bản, đồ họa, âm thanh, phim ảnh… cho thêm sinh động. Dịch vụ này cung cấp giới hạn, tuỳ theo thời điểm và yêu cầu chung sẽ cho phép học viên truy cập thông qua tài khoản và mật khẩu tƣơng ứng.
4. Tài nguyên: Cung cấp các tài nguyên số cho ngƣời sử dụng truy cập tham khảo. Các tài nguyên đƣợc cung cấp giới hạn cho từng loại đối tƣợng thông qua tài khoản và mật khẩu tƣơng ứng.
5. Giao nhiệm vụ: Giảng viên có thể giao các nhiệm vụ cho học viên (online hoặc offline), các học viên có thể nộp báo cáo công việc làm đƣợc theo yêu cầu về thời gian của giảng viên.
6. Trò chuyện: Cho phép trao đổi thông tin thời gian thực đồng bộ giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên với nhau.
7. Các diễn đàn: Các cuộc thảo luận đƣợc phân chia chủ đề cho phép trao đổi nhóm bất đồng bộ chia sẻ vấn đề cần quan tâm. Sự tham gia trong các diễn đàn có thể là một phần của việc học tập, giúp các học viên xác định và phát triển sự hiểu biết về vấn đề quan tâm.
8. Nhật kí:Các học viên phản ánh, ghi và xem lại các ý tƣởng.
9. Hội thảo: Cho phép các học viên có thể đánh giá các tài liệu của học viên khác. Các tài liệu đó có thể là các bài tập về nhà, bài tập lớn môn học, khoá luận tốt nghiệp… khi ngƣời quản trị cho phép.
10.Trang cá nhân: Cho phép các học viên có một trang thông tin cá nhân. Nội dung gồm có thông tin về nhân thân, thông tin về kết quả học tập, rèn luyện qua từng tháng, học kỳ, năm học... Muốn truy cập vào trang thông tin cá nhân phải có tài khoản và mật khẩu.
4.3.2. Đảm bảo yêu cầu về bảo mật ứng dụng
4.3.2.1. Tên truy cập người sử dụng (tài khoản của người sử dụng)
Hệ thống cấp phát tài khoản cho ngƣời sử dụng cần tuân thủ các yêu cầu chung để đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, an toàn:
Tên truy cập (ngƣời dùngname) duy nhất.
Tên truy cập phải bắt đầu bằng chữ cái, theo sau là chữ cái hoặc chữ số, dấu gạch dƣới.
4.3.2.2. Mật khẩu người sử dụng
Yêu cầu bảo mật là một nhiệm vụ rất quan trọng, việc đề ra các tiêu chuẩn để ngƣời dùng tuân thủ là nhiệm vụ rất quan trọng. Trong hệ thống web học tập điện tử của HVCSND đảm bảo:
Hệ thống phải kiểm tra độ dài tối thiểu 6 ký tự của mật khẩu.
Hệ thống phải mã hóa mật khẩu.
Không chấp nhận mật khẩu trùng tên.
4.3.2.3. Khả năng tổ chức nhóm người sử dụng
Hệ thống phải cho phép quản lý nhóm ngƣời sử dụng linh hoạt, tránh việc đặt cứng nhóm ngƣời sử dụng. Cụ thể:
Dễ dàng thêm nhóm, xóa nhóm.
Phân ngƣời dùng vào nhóm.
Dễ dàng phân quyền, bớt quyền đối với nhóm ngƣời sử dụng.
4.3.2.4. Nhật ký đăng nhập
Hệ thống phải có cơ chế ghi lại nhật ký khi mỗi ngƣời sử dụng đăng nhập và sử dụng hệ thống.
Mỗi thông tin đƣợc tạo ra phải ghi nhận lại ngƣời tạo và thời gian tạo.
Hệ thống phải cho phép kết xuất các thông tin theo dõi vết sử dụng
Tần xuất sử dụng theo trang
Tần xuất theo ngƣời sử dụng
4.3.3.Yêu cầu về phân hệ chức năng
4.3.3.1. Phân hệ quản lý truy cập
Phân hệ Quản lý truy cập và cá nhân hóa gồm tập các kênh cho phép quản lý việc truy nhập thông qua cơ chế đăng nhập, đăng xuất và cá nhân hóa nội dung thông tin, ứng dụng theo nhu cầu của ngƣời sử dụng, trong phạm vi quyền hạn cho phép, nhằm tạo môi trƣờng thuận tiện và linh hoạt cho việc khai thác và tƣơng tác thông tin của ngƣời sử dụng.