Mô hình cài đặt CSA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng máy tính phục vụ công tác quản lý đào tạo tại Học viện Cảnh sát Nhân dân (Trang 76 - 89)

CSA có thể dò tìm những truy cập bất thƣờng vào hệ thống theo thời gian thực. Nó kiểm tra việc xâm nhập vào hệ thống thông qua chính sách an ninh đƣợc định trƣớc và những hành động bất thƣờng đối với máy chủ, và nó sẽ ngăn cản những hành động làm tổn hại đến máy chủ đồng thời phát sinh thƣ điện tử gởi đến ngƣời quản trị để thông báo về những sự kiện liên quan tới an ninh.

Hệ thống CSA nên dành cho các máy chủ chứa các dữ liệu quan trọng nhƣ: Các văn bản từ mức độ “mật” trở lên của ngành Công an, hệ thống các giáo trình, tài liệu tham khảo, luận án tiến sĩ, luận văn cao học, khoá luận tốt nghiệp đại học, các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn chiến đấu, các báo cáo thực tiễn chiến đấu của lực lƣợng Công an…

3.6. Quản trị hệ thống mạng của HVCSND

Hệ thống mạng LAN của HVCSND là hệ thống mạng tƣơng đối lớn do đó để quản trị một hạ tầng mạng đƣợc tốt chúng ta sử dụng giải pháp quản trị mạng của Cisco. CiscoWorks LAN Management Solution là bộ giải pháp quản trị trong họ sản phẩm quản trị mạng CiscoWorks của Cisco. Đây là bộ công cụ quản trị bằng giao diện Web cho việc cấu hình, quản lý, theo dõi và phát hiện lỗi trên mạng Campus. Phần mềm sử dụng cho việc quản trị hằng ngày các dịch vụ và kết nối trên mạng. Những công cụ này bao gồm hiển thị sơ đồ, cấu hình thiết bị, phân tích đƣờng dẫn ở lớp 2, lớp 3, theo dõi lƣu lƣợng, phân tích…

Campus Manager: Campus Manager là một bộ ứng dụng web đƣợc thiết kế cho việc quản trị hằng ngày mạng switch của Cisco.

 Phát hiện và hiển thị 1 cách thông minh các mạng lớp 2 trên bản đồ kết nối.

 Cấu hình các mạng VLAN, mạng LANE và các dịch vụ ATM

 Hiển thị trạng thái và kết nối dựa trên các thông tin lấy từ SNMP

 Nhận dạng cấu hình lớp 2

 Có công cụ truy nguyên để phát hiện các vấn đề về kết nối giữa các thiết bị đầu cuối cũng nhƣ các thiết bị ở lớp 2 và lớp 3

 Tự định vị ngƣời dùng bằng địa chỉ MAC, địa chỉ IP, tên đăng nhập của NT hay Netware hoặc các host Unix

Content Flow Monitor: Content Flow Monitor là ứng dụng theo dõi hiệu suất mạng để cân bằng tải trên mạng:

- Cho phép ngƣời quản trị mạng tăng hiệu suất bằng cách thêm vào các thành phần cân bằng tải.

- Giảm độ phức tạp của việc quản trị.

- Cung cấp các thống kê hiệu suất nhƣ là tổng số các luồng và cache entry, tổng số kết nối và số lƣợng gói đến mỗi máy chủ…

TrafficDirector: Là ứng dụng theo dõi và phát hiện lỗi của các lƣu lƣợng trên mạng có dùng cơ chế giám sát từ xa. Cho phép ngƣời quản trị sớm phát hiện các vấn đề về mạng trƣớc khi nó xảy ra.

- Phát hiện và giải quyết các lỗi cũng nhƣ cung cấp số liệu thống kê, đồ thị và báo cáo theo thời gian thực.

- Có thể thu thập dữ liệu nếu dùng chung với các SwitchProbe của Cisco.

Resource Manager Essentials: Đây là ứng dụng quản trị mạnh trong hệ thống mạng lớn:

- Cung cấp việc lƣu trữ và quản trị các thay đổi của thiết bị - Công cụ cấu hình và quản lý phần mềm

- Phân tích mạng và các thông tin đƣợc ghi lại

CiscoView: Là ứng dụng quản trị bằng hiển thị sơ đồ các thiết bị theo kiểu đồ hoạ:

- Có thể có đƣợc các thông tin chi tiết bất cứ nơi nào, lúc nào.

- Hiển thị đồ họa các thiết bị với các màu cho các trạng thái khác nhau.

3.7. Kết luận

Chƣơng 3 tập trung vào mục đích phân tích nhu cầu, thiết kế, xây dựng mạng máy tính phục vụ nhu cầu đào tạo và QLĐT trong tình hình mới. Phần đầu của chƣơng 3 tìm hiểu và giới thiệu về các mô hình mạng máy tính, các thiết bị mạng phục vụ xây dựng mạng LAN của Học viện. Xuất phát từ nhu cầu tin học hoá của công tác đào tạo và QLĐT của HVCSND và điều kiện, đặc thù riêng của một trƣờng ngành Công an, hạ tầng mạng máy tính đƣợc xây dựng phải hoạt động ổn định, đảm bảo hiện đại và phải sẵn sàng cho sự phát triển trong tƣơng lai. Hệ thống các thiết bị mạng phải có công nghệ hiện đại, có tính mở, tránh sớm bị lỗi thời. Hệ thống có khả năng hoạt động thƣờng xuyên, liên tục. Đảm bảo tính an ninh và bảo mật dữ liệu, thông tin. Việc bảo hành, bảo trì, nâng cấp và thay đổi phù hợp với nhu cầu phát sinh của học viện một cách tiện lợi và tiết kiệm. Chƣơng 3 đã đề xuất mô hình để xây dựng mạng, tìm hiểu các thiết bị và nhà sản xuất phù hợp với mô hình mạng và với yêu cầu thực tế. Xây dựng phân hệ truy cập Internet và truy cập từ xa, đề xuất cácgiải pháp bảo mật hệ thống.

Chương 4. TỔ CHỨC KHO HỌC LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

4.1. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ đào tạo.

Hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ cho nhu cầu điện tử hóa các hệ thống thông tin phục vụ đào tạo, QLĐT và nghiên cứu khoa học bao gồm 2 thành phần chính:

Thứ nhất: Hệ thống các CSDL, đƣợc thiết kế xuất phát từ nhu cầu về thông tin phục vụ các hoạt động; đƣợc cập nhật liên tục từ các điểm gốc (là nơi xuất hiện và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin); từ hệ thống CSDL sẽ xây dựng các phần mềm ứng dụng và tích hợp dữ liệu phục vụ các mục đích, yêu cầu cụ thể.

Thứ hai: Các phân hệ phần mềm ứng dụng cung cấp các khả năng khai thác, xử lý thông tin theo hệ thống các biểu mẫu hoặc chuyển đổi thông tin sang các dạng phù hợp yêu cầu ngƣời sử dụng (công nghệ Web).

Căn cứ nhu cầu thông tin phục vụ các hoạt động đào tạo, QLĐT, nghiên cứu khoa học của Học viện cần đƣợc xây dựng với các hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm mục tiêu thu thập, xử lý, lƣu trữ và cung cấp thông tin theo các mục tiêu, gồm:

4.1.1. CSDL phục vụ đào tạo

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong tình hình mới đặc biệt là việc cung cấp học liệu điện tử phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giảng viên, học viên của Học viện thì việc xây dựng CSDL mạnh phục vụ đào tạo là nhiệm vụ hết sức cần thiết:

 CSDL về các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng (dữ liệu do các phòng chuyên môn cập nhật). Đây là CSDL gắn kết các chƣơng trình đào tạo với các môn học, các chuyên đề và những quy định chi tiết về: Số tiết (lý thuyết, thực hành, thảo luận), thi cử, kiểm tra điều kiện môn học. Khác với CSDL phục vụ quản lý đào tạo, CSDL này nhằm cung cấp thông tin về các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, thuộc các hệ đào tạo, tƣơng ứng với các đối tƣợng.

 CSDL các môn học tƣơng ứng với từng chƣơng trình, giáo trình, tài liệu cho từng môn học (do các Khoa chịu trách nhiệm cung cấp thông tin sau khi đã chính thức);

 Các CSDL phục vụ đào tạo cung cấp thông tin về các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng do Học viện thực hiện; các quy định đối với đối tƣợng tham gia về các môn học, thi cử, điều lệnh nội vụ, nội quy. . .

 CSDL này phục vụ cho giảng viên của Học viện và cho nhu cầu tìm hiểu về các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng do Học viện tổ chức của học viên.

4.1.2. Các CSDL phục vụ quản 1ý đào tạo

Học viện có nghĩa vụ tổ chức các loại hình đào tạo từ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với nhiều chuyên ngành khác nhau và bồi dƣỡng nâng cao cho đội ngũ cán bộ trung và cao cấp của lực lƣợng CSND Việt Nam với đặc điểm:

 Có nhiều loại hình đào tạo, bồi dƣỡng khác nhau (từ đại học đến tiến sĩ, bồi dƣỡng nâng cao, có tất cả 9 chuyên ngành đào tạo đại học và đang tiếp tục mở rộng thêm theo yêu cầu thực tiễn công tác của lực lƣợng).

 Cho nhiều loại đối tƣợng học khác nhau (từ học sinh phổ thông, cán bộ đi làm, lãnh đạo cấp vụ cục, phó giám đốc Công an các tỉnh và tƣơng đƣơng).

 Đƣợc tổ chức theo nhiều phƣơng thức khác nhau (chính quy tập trung, liên thông, vừa làm vừa học, ngắn hạn, văn bằng 2…).

Phần mềm quản lý đào tạo, cung cấp thông tin tổng hợp về: Nội dung, chƣơng trình từng loại hình đào tạo; các đối tƣợng đào tạo; các khóa đào tạo (tại Học viện và các Bộ, Ngành, các địa phƣơng).

Các CSDL quản lý các khóa, lớp đào tạo đã và đang thực hiện tại Học viện và các địa phƣơng, các cơ quan ngoài Học viện. CSDL cung cấp thông tin báo cáo về tình hình học viên, kết quả học tập, diễn biến lớp học…

CSDL về học viên tham dự các khóa đào tạo do Học viện tổ chức; phục vụ cung cấp thông tin về học viên đã và đang tham dự các khóa đào tạo, bồi dƣỡng do Học viện tổ chức, quản lý, thực hiện phần đào tạo. CSDL này phản ánh một cách đầy đủ, chi tiết về những học viên, các đối tƣợng, các cơ quan, địa phƣơng đã tham gia các khoá đào tạo, bồi dƣỡng của Học viện.

CSDL về bằng cấp, chứng nhận (do Học viện cấp); phục vụ công tác quản lý bằng cấp, chứng nhận, chứng chỉ do Học viện cấp cho các khóa đào tạo, bồi dƣỡng.

CSDL phục vụ công tác tuyển sinh. Hàng năm Học viện tổ chức công tác tuyển sinh hệ đào tạo chính quy, liên thông, vừa làm vừa học, văn bằng hai…Do

đó cần tổ chức lƣu trữ CSDL về công tác tuyển sinh; từ đây sẽ cung cấp thông tin về học viên khi đã trúng tuyển, thành tập dữ liệu gốc phục vụ công tác quản lý học viên.

CSDL phục vụ công tác thiết kế chƣơng trình, lịch (thời khoá biểu), sắp xếp giảng viên cho các khóa, các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng trên cơ sở hệ thống tiêu chí đã quy định (về điều kiện, số lƣợng, tiêu chuẩn, thời lƣợng...). CSDL này phục vụ nhu cầu xây dựng kế hoạch tổ chức các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm cho các đối tƣợng tại các đơn vị, địa phƣơng.

Các CSDL chủ yếu phục vụ nhu cầu theo dõi, báo cáo về các chƣơng trình, các khóa đào tạo, bồi dƣỡng do Học viện tổ chức, thống kê, đánh giá, phân tích về tình hình học viên.

4.1.3. CSDL phục vụ quản lý NCKH

CSDL quản lý các đề tài NCKH và thông tin nghiên cứu về khoa học hành chính; CSDL này do Phòng NCKH tổ chức quản lý, cập nhật. Đây là kho thông tin đƣợc cập nhật về các đề tài NCKH do Học viện thực hiện (tên, tác giả, thời gian thực hiện, những vấn đề chính đƣợc đề cập, giải quyết, tóm tắt báo cáo đề tài, kết quả nghiệm thu. . .).

CSDL về các hoạt động khoa học của Hội đồng Khoa học Học viện. Hàng năm, Hội đồng Khoa học có nhiều hoạt động liên quan đến xây dựng chiến lƣợc, xét duyệt, thẩm định, góp ý, hội nghị.. ., cần tổ chức thành kho thông tin lƣu trữ các hoạt động của Hội đồng, làm nguồn tham khảo cho nhu cầu khai thác, sử dụng.

Mục tiêu sử dụng các CSDL:

- Phục vụ cung ứng tƣ liệu về nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên và học viên trong Học viện; cung cấp thông tin cho Website về thông tin khoa học hành chính của Học viện phục vụ nhu cầu khai thác, tra cứu thông tin của các đơn vị có nhu cầu.

- Góp phần cung cấp, chia sẻ thông tin về kinh nghiệm đấu tranh và phòng chống các loại tội phạm. Tạo diễn đàn trao đổi, tƣ vấn, hỗ trợ cho cơ quan, đơn vị, địa phƣơng có nhu cầu.

4.1.4. CSDL quản lý học viên

Một nhiệm vụ rất quan trọng trong chƣơng trình đào tạo cán bộ của Ngành Công an là quản lý về con ngƣời. Quá trình đào tạo học viên của HVCSND cần

xây dựng cơ sở dữ liệu về học viên đầy đủ, chi tiết phục vụ nhu cầu quản lý học viên và cán bộ sau khi tốt nghiệp Học viện.

Mục tiêu:

- Phục vụ nhu cầu quản lý hồ sơ, lý lịch học tập của học viên đã qua các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng của HVCSND (từ đầu vào cho đến đầu ra).

- Phục vụ nhu cầu tổng hợp, thống kê số liệu về các đối tƣợng học viên. - Phục vụ nhu cầu đào tạo liên tục các chƣơng trình đào tạo chuyên ngành. Đây là nhu cầu theo dõi sự tham gia các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng để thay đổi cấp bậc đào tạo cho học viên đã tham gia các chƣơng trình đào tạo của Học viện.

Đặc điểm, yêu cầu: Với số lƣợng lớn học viên và các đối tƣợng tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng của Học viện tổ chức, cần tổ chức hệ thống dữ liệu quản lý hồ sơ với yêu cầu quản lý đƣợc toàn bộ quá trình học tập, lý lịch, những diễn biến trong quá trình đào tạo của mỗi học viên

Nội dung công việc:

- Khảo sát hiện trạng hoạt các đối tƣợng tham gia chƣơng trình đào tạo của Học viện (chính qui - tại chức, dài hạn - ngắn hạn, đại học –trên đại học, bồi dƣỡng nâng cao…).

- Xây dựng CSDL về các đối tƣợng đào tạo.

- Xây dựng hệ thống thực đơn báo cáo kết xuất kết quả. - Cập nhật dữ liệu về các đối tƣợng đào tạo.

4.1.5. CSDL tuyển sinh

Tuyển sinh là nhiệm vụ quan trọng trong chƣơng trình đào tạo của bất cứ một cơ sở đào tạo đại học nào. Xây dựng CSDL tuyển sinh là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác tuyển sinh tại HVCSND, CSDL này cần đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu cụ thể nhƣ sau:

Mục tiêu:

- Phục vụ công tác tuyển sinh hàng năm của Học viện, cho nhiều đối tƣợng khác nhau (chính quy, liên thông, vừa làm vừa học, sau đại học, văn bằng 2, bồi dƣỡng nâng cao…).

- Phục vụ công tác báo cáo, chỉ đạo về công tác tuyển sinh của lãnh đạo Học viện, lãnh đạo Bộ.

Nội dung công việc:

- Khảo sát hiện trạng hoạt động tuyển sinh của Học viện. - Xây dựng CSDL về các đối tƣợng tham gia tuyển sinh. - Xây dựng hệ thống thực đơn báo cáo kết xuất kết quả. - Cập nhật dữ liệu.

4.1.6. Cơ sở dữ liệu quản lý các loại văn bằng, chứng chỉ

Đây là hệ thống CSDL quản lý các loại bằng cấp, các chứng chỉ đào tạo, CSDL văn bằng, chứng chỉ phục vụ công tác quản lý, thống kê của Học viện đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý:

Mục tiêu:

- Xây dựng CSDL phục vụ quản lý toàn bộ hệ thống bằng cấp (bằng, chứng chỉ, chứng nhận) do Học viện cấp cho các đối tƣợng, các khóa đào tạo, bồi dƣỡng.

- Cho phép theo dõi, tra cứu tìm kiếm bất kỳ thông tin về các loại bằng do Học viện cấp; cho phép tra cứu thông tin về lịch sử, quá trình tham gia đào tạo bên quan đến các loại bằng.

- Phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hệ thống bằng cấp do Học viện cấp; phục vụ công tác quy hoạch cán bộ trong Bộ Công an.

Nôi dung công việc:

- Khảo sát hiện trạng các loại bằng cấp, hiện trạng quản lý bằng cấp. - Xây dựng CSDL về các loại bằng cấp do Học viện cấp.

- Xây dựng hệ thống thực đơn và báo cáo kết xuất. - Cập nhật dữ liệu về hệ thống văn bằng.

4.2. Các phần mềm phục vụ công tác đào tạo, quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học cứu khoa học

Từ các hệ thống CSDL đƣợc xây dựng, để phục vụ nhu cầu khai thác sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng máy tính phục vụ công tác quản lý đào tạo tại Học viện Cảnh sát Nhân dân (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)