Sơ đồ hệ thống mạng tại HVCSND

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng máy tính phục vụ công tác quản lý đào tạo tại Học viện Cảnh sát Nhân dân (Trang 35 - 52)

Tổ chức bộ máy của HVCSND: Học viện Cảnh sát nhân dân do Giám đốc phụ trách, có các Phó Giám đốc giúp việc. Các đơn vị chức năng của học viện gồm 30 đầu mối đơn vị, trong đó cụ thể có 06 Bộ môn trực thuộc Ban giám đốc, 11 Khoa, 09 phòng chức năng, 03 trung tâm và 01 tạp chí khoa học.

Năm 2002, HVCSND đã chính thức xây dựng hạ tầng mạng LAN phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy trong Học viện. Hạ tầng mạng LAN đƣợc thiết kế dựa trên hệ thống cơ sở vật chất hiện có lúc đó của Học viện và khả năng kinh phí, trình độ sử dụng, quản lý, khai thác thông tin của cán bộ Học viện. Hệ thống mạng LAN tại HVCSND là hệ thống mạng đóng, không kết nối Internet do đó công tác bảo mật ở đây tƣơng đối đơn giản.

Từ khi đi vào hoạt động thì hệ thống mạng đã đem lại cho công tác quản lý hành chính, dạy và học nói chung và công tác quản lý đào tạo nói riêng thu đƣợc rất nhiều kết quả tốt. Các phần mềm đƣợc trang bị đã thu đƣợc rất nhiều hiệu quả bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu của cán bộ, giảng viên và học viên trong Học viện.

Hệ thống máy chủ đƣợc cài đặt cho các ứng dụng nhƣ sau: 01 máy sử dụng vào mục đích cấp DHCP; 01 cài website của Học viện; 01 các tài nguyên

phục vụ nghiên cứu, học tập và văn bản luật.

STT

Thông tin về phần cứng Thông tin hệ thống

Chủng loại

Tốc độ CPU

Đĩa

cứng Bộ nhớ Hệ điều hành Web App.Server

Mục tiêu sử dụng 1 HP Compaq Proliant Xeon 2.0 GHz 3x36G 512MB Windows 2000 Server DHCP 2 HP Compaq Proliant Xeon 2.0 GHz 8x36G 512MB Windows 2000 Server Website của Học viện 3 HP Compaq Roliant Xeon 2.0 GHz 8x36G 512MB Windows 2000 Server Libol 5.0 Tài nguyên phục vụ nghiên cứu học tập

Hệ thống mạng LAN hiện nay của Học viên là tƣơng đối đơn giản, hệ thống mạng LAN chƣa kết nối đến tất cả các khu vực làm việc của Học viện. Từ trung tâm sử dụng 01 đƣờng cáp quang tới nhà hiệu bộ - Ban Giám đốc, 01 đƣờng cáp quang tới Phòng quản lý học viên và Ký túc xá, 01 đƣờng cáp quang tới thƣ viện điện tử, 01 đƣờng cáp quang tới giảng đƣờng. Tại khu nhà Hiệu bộ có đặt 01 switch Plannet 48 cổng từ đó kết nối tới Ban Giám đốc và các Khoa, Bộ môn, Phòng; mỗi đơn vị có ít nhất một máy tính kết nối trực tiếp với mạng LAN của Học viện. Tại thƣ viện điện tử của Học viện có 01 Switch Plannet 48 cổng phục vụ phòng đọc của cán bộ và học viên. Tại Phòng Quản lý học viên (trung tâm Quản lý học viên) có đặt 01 switch 16 cổng kết nối tới các tổ quản lý theo từng khoá đào tạo chính qui, lƣu học sinh quốc tế, các hệ vừa làm vừa học, liên thông… Tại các giảng đƣờng A, B, C mỗi giảng đƣờng có đặt 01 Switch Plannet 24 cổng từ đó phân nhánh đến các phòng học.

Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng của Học viện đã có nhiều thay đổi, hầu hết các đơn vị đã chuyển đến vị trí làm việc mới, hai giảng đƣờng A và B đang đƣợc sửa chữa do đó đƣờng mạng nội bộ đến các đơn vị và lớp có nhiều xáo trộn, không ổn định. Trung tâm mạng LAN của Học viện cũng phải di chuyển do đó chất lƣợng đƣờng truyền, chất lƣợng phục vụ bị ảnh hƣởng trong thời gian vừa qua.

2.3.2. Các ứng dụng hiện nay đang dùng trên hệ thống mạng

Trên hệ thống mạng LAN của HVCSND hiện nay có một số các ứng dụng phục vụ công tác quản lý, đào tạo nhƣ thƣ viện điện tử của Học viện đƣợc đầu tƣ năm 2003 với phần mềm tra cứu Libol 5.0 với hệ cơ sở dữ liệu về giáo trình, tài liệu tham khảo, hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Ngoài phần mềm Libol ra hiện nay các ứng dụng khác phục vụ công tác QLĐT của Học viện nhƣ: Phần mềm về quản lý học viên, quản lý điểm và kết quả học tập của học viên... đều chỉ hoạt động trên các máy đơn của các đơn vị phụ trách.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo của Học viện trong tình hình mới chắc chắn sẽ có rất nhiều các ứng dụng khác phục vụ công tác nghiên cứu và học tập của cán bộ, giảng viên và học viên đặc biệt là xây dựng trang web e-learning. Trang web sẽ cung cấp các thông tin về chƣơng trình môn học cho từng khoá, lớp học; cung cấp các bài giảng điện tử, các bài kiểm tra; ngoài ra trang web còn cho phép giảng viên và học viên có thể trao đổi thông tin với nhau…

2.4. Nhu cầu xây dựng hệ thống mạng LAN mới

Do đặc điểm sinh hoạt của học viên HVCSND là nội trú 100% do đó nhu cầu sử dụng mạng LAN của cán bộ, giảng viên và học viên là rất lớn nhất là là nhu cầu truy cập Internet để cập nhật tin tức và tìm kiếm, khai thác thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu trên mạng LAN và trên Internet. Tuy nhiên trong thực tế với hạ tầng mạng hiện nay của HVCSND sẽ không đáp ứng đƣợc nhu cầu của cán bộ, giảng viên và học viên. Điều đó đòi hỏi cần phải xây dựng một hệ thống mạng mới hiện đại, đủ mạnh đáp ứng đƣợc nhu cầu trong tình hình mới.

Hệ thống mạng LAN mới đƣợc xây dựng phải đảm bảo hoạt động tốt trong mọi điều kiện, phải đảm bảo nhu cầu hiện tại nhƣng phải sẵn sàng cho sự phát triển trong tƣơng lai khi mà qui mô của Học viện mở rộng hơn, có thể có nhiều cơ sở đào tạo trên các địa bàn khác nhau. Các thiết bị dùng để xây dựng hạ tầng mạng cần phải hiện đại, có chất lƣợng tốt, có khả năng hoạt động ổn định, dễ nâng cấp, bảo hành, bảo trì. Hệ thống mạng phải phục vụ tốt cho công tác QLĐT, cho web e-learning, cho các phần mềm chuyên dụng chạy trên mạng LAN, có khả năng phục vụ hội thảo trực tuyến và đặc biệt phải đảm bảo tính an ninh và bảo mật dữ liệu cho các máy chủ. Hệ thống mạng phải đƣợc quản trị một cách khoa học, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của Học viện.

2.5. Kết luận

máy tính, mạng LAN, các loại mạng máy tính dựa trên các tiêu chí phân loại mạng máy tính. Ngoài ra còn tìm hiểu về hạ tầng mạng máy tính hiện có và các ứng dụng hiện tại trên mạng LAN phục vụ công tác QLĐT của HVCSND. Tìm hiểu về nhu cầu xây dựng mạng LAN mới đủ mạnh đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

Trƣớc những phân tích về nhu cầu, hiện trạng của hạ tầng máy tính và nhu cầu phục vụ đào tạo, Học viện đã quyết định triển khai phân tích, thiết kế và thực hiện hệ thống mạng máy tính, phục vụ công tác QLĐT. Công tác này trải rộng trong tất cả các cấp đào tạo tại Học viện. Thiết kế chi tiết hạ tầng mạng sẽ đƣợc trình bày tại chƣơng 3.

Chương 3. THIẾT KẾ MẠNG MÁY TÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI HVCSND TRONG TÌNH HÌNH MỚI 3.1. Các mô hình mạng máy tính

Cấu trúc tôpô của mạng LAN là kiến trúc hình học thể hiện cách bố trí các đƣờng cáp, sắp xếp các máy tính để kết nối thành mạng hoàn chỉnh. Hầu hết các mạng LAN ngày nay đều đƣợc thiết kế để hoạt động dựa trên một cấu trúc mạng định trƣớc. Điển hình và sử dụng nhiều nhất là các cấu trúc: Dạng hình sao, dạng hình tuyến, dạng vòng cùng với những cấu trúc kết hợp của chúng.

3.1.1. Mạng dạng hình sao

Mạng dạng hình sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút. Các nút này là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Bộ kết nối trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng. Mạng dạng hình sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập trung (Hub) bằng cáp, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với Hub không cần thông qua trục bus, tránh đƣợc các yếu tố gây ngƣng trệ mạng.

Hình 3.1. Cấu trúc mạng hình sao

Mô hình kết nối hình sao ngày nay đã trở lên hết sức phổ biến. Với việc sử dụng các bộ tập trung hoặc chuyển mạch, cấu trúc hình sao có thể đƣợc mở rộng bằng cách tổ chức nhiều mức phân cấp, do vậy dễ dàng trong việc quản lý và vận hành.

Các ƣu điểm của mạng hình sao: Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thƣờng; cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định;

Mạng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp. Những nhƣợc điểm mạng dạng hình sao: Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung tâm; Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động; mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100m).

3.1.2. Mạng đường trục

Thực hiện theo cách bố trí hành lang, các máy tính và các thiết bị khác - các nút, đều đƣợc nối về với nhau trên một trục đƣờng dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đƣờng dây cáp chính này. Phía hai đầu dây cáp đƣợc bịt bởi một thiết bị gọi là đầu chặnterminator. Các tín hiệu và dữ liệu khi truyền đi dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến.

Nhận xét về mạng này, ƣu điểm: Loại hình mạng này dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt, giá thành rẻ. Nhƣợc điểm: Sự ùn tắc thông tin xảy ra khi di chuyển dữ liệu với lƣu lƣợng lớn; khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đƣờng dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống. Cấu trúc này ngày nay ít đƣợc sử dụng.

Hình 3.2. Cấu trúc mạng đường trục

3.1.3. Mạng dạng vòng

Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đƣờng dây cáp đƣợc thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ đƣợc một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.

Hình 3.3. Cấu trúc mạng dạng vòng

Nhận xét về mạng này: Ƣu điểm: Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đƣờng dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên; mỗi trạm có thể đạt đƣợc tốc độ tối đa khi truy nhập; nhƣợc điểm: Đƣờng dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.

3.1.4. Mạng dạng kết hợp

Kết hợp mạng hình sao và mạng đƣờng trục: Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc mạng hình sao hoặc mạng đƣờng trục. Ƣu điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau. Cấu hình dạng này đƣa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đƣờng dây tƣơng thích dễ dàng đối với bất cứ toà nhà nào.

Kết hợp mạng hình sao và mạng dạng vòng. Cấu hình dạng kết hợp mạng hình sao và mạng dạng vòng, có một "thẻ bài" liên lạc đƣợc chuyển vòng quanh một Hub trung tâm. Mỗi trạm làm việc đƣợc nối với Hub, tức thiết bị cầu nối giữa các trạm làm việc và để tǎng khoảng cách cần thiết.

3.2. Các thiết bị liên kết mạng

3.2.1. Card mạng

Card mạng (Network Card) là thiết bị lắp đặt ở bên trong máy tính hoặc thiết bị đầu cuối khác dùng để nối các thiết bị này với các thiết bị mạng bên ngoài. Trong mô hình OSI, network card hoạt động ở tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu

Hình 3.4. Card mạng

3.2.2. Bộ tập trung

Bộ tập trung (Hub) là một trong những yếu tố quan trọng nhất của LAN, đây là điểm kết nối dây trung tâm của mạng, tất cả các trạm trên mạng LAN đƣợc kết nối thông qua Hub. Hub thƣờng đƣợc dùng để nối mạng, thông qua những đầu cắm của nó ngƣời ta liên kết với các máy tính dƣới dạng hình sao.

Một hub thông thƣờng có nhiều cổng nối với ngƣời sử dụng để gắn máy tính và các thiết bị ngoại vi. Mỗi cổng hỗ trợ một bộ kết nối dùng cặp dây xoắn từ mỗi trạm của mạng.

Khi tín hiệu đƣợc truyền từ một trạm tới Hub, nó đƣợc lặp lại trên khắp các cổng khác của. Các Hub thông minh có thể định dạng, kiểm tra, cho phép hoặc không cho phép bởi ngƣời điều hành mạng từ trung tâm quản lý Hub.

Hình 3.5. Bộ tập trung

Theo phân loại phần cứng, có 3 loại Hub: (i) Hub đơn; (ii) Hub modun rất phổ biến cho các hệ thống mạng vì nó có thể dễ dàng mở rộng và luôn có chức nǎng quản lý, hub modun có từ 4 đến 14 khe cắm, có thể lắp thêm các modun Ethernet 10BASET và (iii) Hub phân tầng: Rất lý tƣởng cho những cơ quan muốn đầu tƣ tối thiểu ban đầu nhƣng lại có kế hoạch phát triển LAN sau này.

Nếu phân loại theo khả năng, có 2 loại:

− Hub bị động: Hub bị động không chứa các linh kiện điện tử và cũng không xử lý các tín hiệu dữ liệu, nó có chức năng duy nhất là tổ hợp các tín hiệu từ một số đoạn cáp mạng.

đại và xử lý các tín hiệu điện tử truyền giữa các thiết bị của mạng.

Quá trình xử lý tín hiệu đƣợc gọi là tái sinh tín hiệu, nó làm cho tín hiệu trở nên tốt hơn, ít nhạy cảm với lỗi do vậy khoảng cách giữa các thiết bị có thể tăng lên. Tuy nhiên những ƣu điểm đó cũng kéo theo giá thành của Hub chủ động cao hơn nhiều so với Hub bị động. Các mạng Token ring có xu hƣớng dùng Hub chủ động.Về cơ bản, trong mạng Ethernet, Hub hoạt động nhƣ một repeater có nhiều cổng.

3.2.3. Cầu

Cầu (Bridge) là một thiết bị có xử lý dùng để nối hai mạng giống nhau hoặc khác nhau, nó có thể đƣợc dùng với các mạng có các giao thức khác nhau. Cầu nối hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu nên không nhƣ bộ tiếp sức phải phát lại tất cả những gì nó nhận đƣợc thì cầu nối đọc đƣợc các gói tin của tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI và xử lý chúng trƣớc khi quyết định có chuyển đi hay không.

Hình 3.6. Cầu

Khi nhận đƣợc các gói tin Bridge chọn lọc và chỉ chuyển những gói tin mà nó thấy cần thiết. Điều này làm cho Bridge trở nên có ích khi nối một vài mạng với nhau và cho phép nó hoạt động một cách mềm dẻo.

Để thực hiện đƣợc điều này trong Bridge ở mỗi đầu kết nối có một bảng các địa chỉ các trạm đƣợc kết nối vào phía đó, khi hoạt động cầu nối xem xét mỗi gói tin nó nhận đƣợc bằng cách đọc địa chỉ của nơi gửi và nhận và dựa trên bảng địa chỉ phía nhận đƣợc gói tin nó quyết định gửi gói tin hay không và bổ sung bảng địa chỉ.

Khi đọc địa chỉ nơi gửi Bridge kiểm tra xem trong bảng địa chỉ của phần mạng nhận đƣợc gói tin có địa chỉ đó hay không, nếu không có thì Bridge tự động bổ sung bảng địa chỉ (cơ chế đó đƣợc gọi là tự học của cầu nối).

Khi đọc địa chỉ nơi nhận Bridge kiểm tra xem trong bảng địa chỉ của phần mạng nhận đƣợc gói tin có địa chỉ đó hay không, nếu có thì Bridge sẽ cho rằng

đó là gói tin nội bộ thuộc phần mạng mà gói tin đến nên không chuyển gói tin đó đi, nếu ngƣợc lại thì Bridge mới chuyển sang phía bên kia. Ở đây chúng ta thấy một trạm không cần thiết chuyển thông tin trên toàn mạng mà chỉ trên phần mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng máy tính phục vụ công tác quản lý đào tạo tại Học viện Cảnh sát Nhân dân (Trang 35 - 52)