Nhu cầu chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng máy tính phục vụ công tác quản lý đào tạo tại Học viện Cảnh sát Nhân dân (Trang 26 - 27)

2.2. Quản trị mạng

2.2.1. Nhu cầu chung

Khi mạng máy tính ra đời đã đòi hỏi thêm các yêu cầu nhƣ: Phân tích và thiết lập mạng; phát triển các ứng dụng trên mạng; và quản trị mạng. Trong đó, việc quản trị mạng đóng vài trò vô cùng quan trọng bởi những lí do sau:

1. Công nghệ máy tính và mạng dữ liệu phát triển không ngừng do nhu cầu về thông tin và xử lý thông tin ngày càng lớn và đa dạng của các tổ chức cũng nhƣ cá nhân.

2. Hạ tầng truyền thông cả phần cứng và phần mềm là vô cùng đa dạng và có nhiều chuẩn khác nhau, riêng với giao thức mạng có hai chuẩn phổ biến là OSI và SNMP, do vậy ngƣời quản trị hệ thống cần đề suất chiến lƣợc quản trị phù hợp. Muốn vậy, ngƣời quản trị phải hiểu về công nghệ quản trị mạng và chi tiết về các chuẩn đang dùng và chuẩn phát triển, ngoài ra cần biết các chức năng mô tả trong chuẩn theo khía cạnh cài đặt.

3. Trong công tác kinh doanh, thông tin về hiện trạng của các mạng và các hệ thống thông tin phân tán là những thông tin quan trọng và cần thiết. Khuynh hƣớng chung của các mạng máy tính là phức tạp hơn, nhiều ứng dụng hơn và nhiều ngƣời dùng hơn. Khi mạng lớn thƣờng xảy ra hai sự kiện sau:

 Mạng và các tài nguyên liên quan cùng với các ứng dụng phân tán làm cho tổ chức không thể nhìn mạng một cách bao quát đƣợc.

hiệu năng trên một phần của mạng.

4. Không thể xem mạng máy tính là gộp của các mạng nhỏ, do vậy tính phức tạp của mạng máy tính cần đến các công cụ tiên tiến, tự động cũng nhƣ không thể phó thác hết cho một ngƣời quản trị. Cần có các công cụ đa năng để quản trị cho mạng với nhiều thiết bị, phục vụ cho nhu cầu của nhiều ngƣời.

Nhƣ vậy, đi cùng với sự phát triển của mạng máy tính, mạng dữ liệu, công tác quản trị mạng cũng ngày càng phát triển và giữ vai trò hết sức quan trọng.

Quản trị mạng là tập các hoạt động, phƣơng thức, thủ tục và công cụ liên quan tới điều hành, quản trị, bảo trì và cung cấp hệ thống mạng.

 Điều hành: Là giữ cho mạng và những dịch vụ của nó hoạt động liên tục. Nó bao gồm cả việc giám sát để đảm bảo phát hiện ra lỗi sớm nhất có thể trƣớc khi nó ảnh hƣởng tới ngƣời sử dụng

 Quản trị: Giám sát tài nguyên mạng, làm nhiệm vụ “nội trợ” để đảm bảo cho mạng luôn nằm trong tầm kiểm soát.

 Bảo trì: Liên quan tới khả năng sửa chữa và nâng cấp, nó còn giúp cho mạng hoạt động tốt hơn do khả năng sửa chữa hƣ hỏng hƣ hỏng và thƣờng xuyên cập nhật thiết bị, công nghệ mới có hiệu suất cao hơn.

 Cung cấp: Là khả năng cung cấp các dịch vụ mạng cho ngƣời dùng. Quá trình quản trị mạng có thể bao gồm:

1. Thu thập dữ liệu, tự động hoặc thủ công 2. Xử lý dữ liệu

3. Thể hiện kết quả theo chức năng điều hành mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng máy tính phục vụ công tác quản lý đào tạo tại Học viện Cảnh sát Nhân dân (Trang 26 - 27)