Chỉ tiêu Năm 2018/2017 2019/2018 2017 2018 2019 +/- % +/- % 1.Vốn chủ sở hữu (trđ) 8.725,40 8.212,83 7.371,59 -512,57 94,13 -841,23 89,76 2.Tài sản cố định (trđ) 1.325,04 2.399,35 1.891,01 1.074,31 181,08 -508,34 78,81 3.Hệ số tự tài trợ tài sản cố định = (1/2) (lần) 6,59 3,42 3,90 -3,16 51,98 0,48 113,89
Nhìn chung qua các năm, hệ số tự tài trợ tài sản cố định của công ty giảm mạnh trong năm 2018 và tăng trở lại vào năm 2019. Cụ thể như sau:
Năm 2017, hệ số tự tài trợ tài sản cố định của công ty đạt 6.59 > 1, điều này có nghĩa là trong năm 2017 tài sản cố định được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu. Như vậy doanh nghiệp đủ khả năng tự tài trợ ch tài sản cố định. Do tài sản cố định ( đã và đang đầu tư ) là bộ phận tài sản dài hạn chủ yếu, phản ánh toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp, đảm bảo cho mọi hoạt động của doanh nghiệp tiến hành được bình thường nên trong trường hợp này hệ số này lớn hơn 1 doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong việc tạo dựng được niềm tin với các chủ nợ , các nhà đầu tư, các doanh nghiệp muốn hợp tác với công ty…
Năm 2018, hệ số tự tài trợ tài sản cố định của công ty đạt 3.42 >1, giảm 3.16 triệu đồng tương ứng giảm 51.98 % so với năm 2017. Năm 2018, công ty vẫn tự chủ được trong việc tự tài trợ tài sản cố định của công ty trong tình trạng nền kinh tế trì trệ. Điều này giúp cho các nhà đầu tư, chủ nợ, có thể an tâm trong việc đầu tư, liên doanh, hợp tác cũng như cho vay đối với doanh nghiệp.
Năm 2019, hệ số tự tài trợ tài sản cố định của công ty đạt 3.90 > 1, tăng 0.48 triệu đồng so với năm 2018. Tuy nhiên hệ số này tăng do biến động đồng thời giảm cả vốn chủ sở hữu và tài sản cố định và phần trăm hệ số tương của vốn chủ sở hữu lớn hơn phần trăm tài sản cố định, công ty vẫn tự chủ trong việc tự tài trợ tài sản cố định. Điều này tạo sự an tâm cho doanh nghiệp trong việc giải quyết các khó khăn tài chính tạm thời và trước mắt, có sự tin tưởng và nguồn vốn ổn định để kinh doanh từ các chủ nợ, các nhà đầu tư, liên doanh … trong năm nên kinh tế đầy biến động.
Như vậy, hệ số tài trợ của công ty luôn lớn hơn một, vốn chủ sở hữu của công ty có thể tài trợ 100% nguồn vốn để hình thành tài sản của công ty mà không phải đi vay và chiếm dụng vốn. Mức độ độc lập tài chính của công ty luôn được đảm bảo, công ty hội tụ đủ các điều kiện cần thiết đề phát triển cần có chiến lược kinh doanh đúng đắn, chọn đúng thị trường kinh doanh phù hợp trong năm tới.
Tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu và những tài sản thiết yếu của doanh nghiệp: Tài sản A (I, IV) + B (I) với nguồn vốn B.
Bảng 2.8: Phân tích hệ số tự tài trợ tài sản cố định
Đơn vị tính:Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1.Tiền và các khoản tương đương tiền 3.504,85 10.608,62 6.442,76
2.Hàng tồn kho 35.035,11 29.498,90 24.897,66
3.Tài sản cố định 1.325,04 2.399,35 1.891,01
4.Tổng cộng (A) = (1+2+3+4) 39.883,00 42.506,87 33.231,42 5.Vốn chủ sở hữu (B) 8.725,40 8.212,83 7.371,59
Tương quan tỷ lệ A>B A>B A>B
(Nguồn: Phòng kế toán - Tài chínhPhòng Tài chính - Kế toán)
Tổng cộng A bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và tài sản cố định. Qua bảng 2.7 ta nhận thấy từ năm 2017 đến năm 2019 thì luôn có tương quan tỷ lệ A > B điều này phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ trang trải tài sản thiết yếu của doanh nghiệp mà phải sử dụng thêm nguồn vốn của bên ngoài, doanh nghiệp có thể thiếu vốn và gặp rủi ro trong kinh doanh, Mặt khác lượng vốn sử dụng thêm này khá nhiều, đối với năm 2017 là 35,035.11 triệu đồng và 29,498.90 triệu đồng đối với năm 2018.
Năm 2019, nguồn vốn chủ sở hữu (B) giảm còn 7,371.59 triệu đồng và nguồn tổng cộng (A) giảm xuống còn 33,231.42 triệu đồng, nguyên nhân giảm của A là do sự giảm của mục hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền giảm so với năm 2018, Điều này phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chưa đủ đề trang trải cho tài sản thiết yếu của doanh nghiệp cũng như để trang trải cho các tài sản khác,
2.2.1.5 Phân tích khả năng thanh toán của công ty Cổ phần Kỹ thuật CTH