Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2018/2017 2019/2018 2017 2018 2019 % ± % 1,Giá vốn hàng bán (trđ) 43.210,50 93.600,95 84.829,51 50.390,46 216,62 -8.771,45 90,63 2,Trị giá hàng tồn kho bình quân (trđ) 35.053,11 29.498,90 24.897,66 -5.554,21 84,15 -4.601,24 84,40
3,Số vòng quay HTK= (1/2) (vòng) 1,23 3,17 3,41 1,94 257,40 0,23 107,38
4,Số ngày một vòng quay HTK= (360/3)
(ngày) 292,04 113,46 105,66 -178,58 38,85 -7,80 93,13
(Nguồn: Phòng kế toán - Tài chínhPhòng Tài chính - Kế toán)
Chỉ tiêu số vòng quay của hàng tồn kho phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho bình quân trong kỳ. Từ bảng 2.15 phân tích số liệu cho thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng qua 3 năm. Trong năm 2017 bình quân hàng tồn kho quay được 1.23 vòng thì sang năm 2018 đã quay được 3.17 vòng tương ứng thì số ngày một vòng quay của hàng tồn kho giảm xuống còn 113.46 ngày giảm 61.15% so với năm 2017. Qua năm 2019 số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 0.24 vòng tương ứng tăng 7.37% so với năm 2018, đồng thời số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm xuống 7.8 ngày tương ứng giảm 6.87 so với năm 2018.
Để đánh giá tác động của từng nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ quay hàng tồn kho như thế nào ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích.
Năm 2018/2017
Ảnh hưởng của nhận tố giá vốn hàng bán
Tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng: 1.438 + 1.092 = 2.53 (vòng/kỳ)
Kết quả phân tích năm 2018 cho thấy sự tăng lên của giá vốn hàng bán vào năm 2018 trong điều kiện giá trị hàng tồn kho không đổi vào năm 2017 đã làm hàng tồn kho quay nhanh hơn 1.438 vòng. Tuy nhiên trong điều kiện giá vốn hàng bán không đổi như năm 2018 việc dự trữ hàng tồn kho không hợp lý làm trị giá hàng tồn kho giảm 5,554.21 triệu đồng dẫn đến số luân chuyển của hàng tồn kho tăng 1.092 vòng. Tuy nhiên, số vòng quay của hàng tồn kho vẫn tăng 2.53 vòng vì tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn hàng tồn kho bình quân. Tuy vậy công ty cần có chính sách quản lý hàng tồn kho hợp lý, tìm kiếm mở rộng thị trường.
Năm 2019 / 2018
Ảnh hưởng của nhận tố giá vốn hàng bán:
Ảnh hưởng của nhân tố trị giá hàng tồn kho bình quân:
Tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng: (-0.297) + 0.531 = 0.23 (vòng/kỳ)
Kết quả phân tích năm 2019 cho thấy sự giảm xuống của gía vốn hàng bán vào năm 2019 trong điều kiện giá trị hàng tồn kho không đổi vào năm 2018 đã làm hàng tồn kho quay giảm 0.297 vòng, Tuy nhiên, trong điều kiện gía vốn hàng bán không đổi như năm 2019 việc dự trữ hàng tồn kho giảm 4,601.24 triệu đồng dẫn đến số lần luân chuyển của hàng tồn kho tăng 0.531 vòng. Tuy nhiên tốc độ giảm của giá vốn hàng bán thấp hơn so với tốc độ giảm của hàng tồn kho bình quân nên số vòng quay hàng tồn kho đã giảm đi 0.23 vòng/kỳ.
Bảng 2.17: Bảng phân tích khoản phải thu
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018/2017 2019/2018
1,Doanh thu thuần (trđ) 46.473,18 97.964,95 87.618,38 51.491,77 210,80 -10.346,57 89,44 2,Trị giá khoản phải thu ngắn hạn (trđ) 5.169,16 6.610,15 8.386,26 1.440,99 127,88 1.776,11 126,87
3,Số vòng quay KPT= (1/2) (lần) 8,99 14,82 10,45 5.83 164,85 - 4,37 70,50
4,Số ngày một vòng quay KPT=
(360/3) (ngày) 40,04 24,29 34,46 -15,75 60,66 10,17 141,85
(Nguồn: Phòng kế toán - Tài chínhPhòng Tài chính - Kế toán)
Chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu phản ánh số lần luân chuyển khoản phải thu bình quân trong kỳ, Từ bảng 2.16 cho thấy số vòng quay khoản phải thu thay đổi qua các năm, nếu như trong năm 2017 số vòng quay khoản phải thu 8.99 vòng thì sang năm 2018 quay được 14.82 vòng tương ứng thì số ngày một vòng quay của khoản phải thu cũng tăng lên đạt 24.29 ngày tăng 60.66% so với năm 2017. Đến năm 2019, số vòng quay của khoản phải thu giảm 4.37 vòng tương ứng giảm 70.51% so với năm 2018.
Năm 2018 số vòng quay khoản phải thu tăng 5.83 vòng do giá trị bình quân các khoản phải thu (127.88%) tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (210.80%) điều này làm cho thời gian thu hồi khoản phải thu giảm 15.75 ngày.
Năm 2019 bình quân các khoản phải thu tăng (126.87%) mạnh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần (89.44%) nên số vòng quay hàng tồn kho giảm đi, mức giảm cho thấy sự biến chuyển không khả quan của chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu vào năm 2018.
Để đánh giá tác động của từng nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ quay khoản phải thu như thế nào ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích:
Năm 2018/2017
Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:
Tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng: 9.961 + (-4.131) = 5,83 (vòng/kỳ)
Kết quả phân tích năm 2018 cho thấy sự tăng lên của doanh thu thuần vào năm 2018 trong điều kiện giá trị khoản phải thu không đổi vào năm 2017 đã làm khoản phải thu quay nhanh hơn 9.961 vòng. Tuy nhiên trong điều kiện doanh thu thuần không đổi như năm 2018 việc quản lý khoản phải thu không phù hợp đã làm giá trị khoản phải thu tăng lên 1,440.99 triệu đồng dẫn đến số lần luận chuyển của khoản phải thu giảm 4.131 vòng. Số vòng quay của khoản phải thu vẫn tăng 5.83 vòng vì tốc độ tăng của bình quân khoản phải thu thấp hơn doanh thu thuần. Công ty cần có chính sách quản lý khoản phải thu hợp lý hơn, tránh để vốn bị chiếm dụng quá nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Năm 2019/2018
Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:
Ảnh hưởng của nhân tố trị giá khoản phải thu bình quân:
Tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng: (-1.565) + (-2.807) = -4,37 (vòng/kỳ)
Kết quả phân tích năm 2019 cho thấy sự giảm xuống của doanh thu thuần vào năm 2019 trong điều kiện giá trị khoản phải thu không đổi năm 2018 đã làm cho khoản phải thu quay giảm 1.565 vòng. Tuy nhiên, trong điều kiện doanh thu thuần không đổi như năm 2018 việc quản lý khoản phải thu không hợp lý đã làm giá trị khoản phải thu tăng 1,776.11 triệu đồng dẫn đến số luân chuyển của khoản phải thu giảm 2.807 vòng. Ngoài ra do tốc độ giảm của doanh thu thuần thấp hơn so với tốc độ tăng của khoản phải thu bình quân nên số vòng quay phải thu đã giảm đi 4.37 vòng/kỳ.