Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử

Một phần của tài liệu Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử theo pháp luật việt nam (Trang 25)

1.3.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử

Khi các giao dịch điện tử càng phát triển thì những tranh chấp xảy ra là điều không tránh khỏi, khi tranh chấp xuất hiện đặt ra nhu cầu giải quyết xung đột, mâu thuẫn thực sự cần thiết đối với các bên trong giao dịch. Vậy nên việc nhanh chóng giải quyết xung đột giữa hai bên không chỉ là nhu cầu cấp bách mà còn phải đảm bảo hợp lý, không làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của các bên, bảo mật thông tin đồng thời vẫn đảm bảo được sự hợp tác.

Việc giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử là các bên tranh chấp thông qua các hình thức, thủ tục phù hợp theo quy định của pháp luật để tiến hành giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, bất đồng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi bên. Tranh chấp giao dịch điện tử là những tranh chấp trong các lĩnh vực thông qua giao dịch điện tử. Về bản chất, đây vẫn là những giao dịch dân sự thuần túy, chỉ khác về không gian giao dịch như: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác. Vậy nên những tranh chấp xảy ra được coi là những tranh chấp dân sự và các bên có quyền thỏa thuận, lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư… Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp. Chính vì

vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý đảm bảo quyền lợi của các chủ thể, phù hợp.[51]

Từ các tìm hiểu pháp luật về giao dịch điện tử, sự phát triển của hoạt động giao dịch điện tử, khái niệm về giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử có thể được hiểu như sau: “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử là việc sử dụng các phương thức cùng các văn bản quy định pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành vào quá trình giải quyết các mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình tham gia giao dịch điện tử”

Trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam chúng ta đã xây dựng được một số các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động giao dịch điện tử. Năm 2005, Quốc hội thông qua quy phạm pháp luật có tính chất đặt nền tảng pháp lý cho giao dịch điện tử, đó là Luật giao dịch điện tử. Ngoài văn bản trên, hoạt động Giao dịch điện tử, các hoạt động liên quan đến Giao dịch điện tử nói chung và việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực Giao dịch điện tử còn chịu sự điều chỉnh của một số luật như: Bộ Luật dân sự 2015; Luật An ninh mạng 2018; Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật viễn thông năm 2009; Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010; Luật Quảng cáo 2012; Luật đầu tư 2014; Luật Doanh nghiệp 2014. Ngoài các văn bản luật, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều các thông tư, nghị định để hướng dẫn cụ thể và quản lý các hoạt động giao dịch và các hoạt động liên quan.

1.3.2. Đặc điểm giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử

Về chủ thể và phƣơng thức giải quyết giải quyết tranh chấp. Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Việc giải quyết các tranh chấp trong dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt

của các bên. Cơ quan nhà nước và trọng tài chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Theo đó, tùy vào việc các bên đương sự chọn lựa phương thức để giải quyết mâu thuẫn mà chủ thể giải quyết có thể khác nhau.

Với phương thức thương lượng thì chủ thể giải quyết tranh chấp là đương sự hai bên. Hai bên tự thương lượng và đưa ra các phương hướng nhằm giải quyết mâu thuẫn mà không cần bên thứ ba trung gian giải quyết.

Đối với phương thức hòa giải, hòa giải viên là chủ thể trung gian đứng ra hỗ trợ trong quá trình giải quyết tranh chấp. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp.

Đối với phương thức trọng tài, là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là chủ thể giải quyết tranh chấp hay bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.

Đối với phương thức đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án thì Thẩm phán là chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao, bắt buộc phải thi hành.

Ngoài các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp như hình thức giao dịch thông thường ra, trong giao dịch điện tử còn một hình thức giải quyết tranh chấp riêng đó là giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) và chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các website thương mại điện tử bán hàng. Tuy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa thừa nhận hình thức giải quyết này, tuy nhiên, theo Nghị định về Thương mại điện tử số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 thì các website thương mại điện tử bán hàng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử

của mình và Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 cũng quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp. Do đó, các trang thương mại điện tử và các trang web bán hàng như Tiki, Sendo, hay Lazada... đã xây dựng nền tảng ODR trong giải quyết tranh chấp tại website của mình trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.[36]

Về nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp. Quan hệ pháp luật dân sự được hình thành từ sự tự do, tự nguyện, bình đẳng trong việc cam kết, thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Do đó, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là giải quyết các quan hệ có tính chất “riêng tư” của các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Khi các đương sự có yêu cầu thì đều phải chứng minh yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Đây là nguyên lý đặc trưng trong pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chứng cứ và chứng minh vừa là quyền, vừa là nghĩa của đương sự trong vụ trong tố tụng dân sự. Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự thì nghĩa vụ chứng minh trước tiên thuộc về đương sự, sau đó là trách nhiệm thu thập chứng cứ từ phía Tòa án. Từ đó mới có thể làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án; đảm bảo giá trị pháp lý từ các phán quyết của tòa án, bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, chứng cứ và chứng minh làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án dân sự không phải là điều đơn giản, cũng không chỉ là hoạt động cung cấp và thu thập chỉ từ phía đương sự và Tòa án mà cần có sự phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, cần có sự nhận thức cũng như xác định một cách đầy đủ, thống nhất về vấn đề chứng cứ, chứng minh của những người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử, chứng cứ dùng để chứng minh đôi khi không phải là một dạng chứng cứ thông thường, không được thể hiện bằng tài liệu in trên giấy mà là một dạng được khởi tạo, lưu trữ, truyền tải, nghe, nhìn được bằng phương tiện điện tử. Bởi tính chất của giao dịch điện tử là bên mua và bên bán không cần thiết gặp nhau, vậy nên những chứng cứ quá trình trao đổi đều được một bên thứ ba ghi chép lại, tạo thành một dạng chứng cứ điện tử.

Trong Luật Giao dịch điện tử thì quy định về giá trị chứng cứ của thông điệp được giải thích tại khoản 1, 2 Điều 14 như sau: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”[15, điều 14] . Như vậy, Luật Giao dịch điện tử công nhận giá trị pháp lý như văn bản của thông điệp dữ liệu chứ không đưa ra khái niệm về chứng cứ điện tử nên khi thu thập, đánh giá chứng cứ cần sự vận dụng nhiều quy phạm trong các điều luật, luật khác nhau để xác định tính hợp pháp của chứng cứ điện tử. Trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử, bắt buộc phải có sự tham dự của bên thứ ba trong việc cung cấp chứng cứ, chứng minh hoạt động giao dịch của các bên đương sự. Đây cũng chính là đặc trưng riêng của quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử so với hoạt động truyền thống.

1.3.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử

Tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử là một phần của tranh chấp dân sự thông thường, nên các quy tắc trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử cũng giống như các nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp thông thường:

Nguyên tắc tự định đoạt: Theo nguyên tắc này thể hiện trước hết là ở chỗ các bên có quyền thoả thuận phương thức giải quyết tranh chấp có lợi nhất có thể là tự thương lượng, hoặc thông qua trung gian hoà giải, hoặc thông qua một hình thức tài phán. Sau đó các bên có thể không nhất thiết phải tham gia tố tụng mà có thể uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng, có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Cuối cùng khi đã đưa tranh chấp ra trọng tài hoặc toà án các bên có quyền hoà giải hoặc thay đổi nội dung đơn kiện hoặc rút đơn kiện.

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên không phân biệt thành phần kinh tế, số vốn, tài sản....

Nguyên tắc hoà giải: Trước hết các bên phải tiến hành tự hoà giải, chỉ khi nào không hoà giải được mới nhờ đến các cơ quan tài phán giải quyết. Khi thụ lý vụ án

các cơ quan tài phán cũng tiến hành các biện pháp hoà giải và công nhận hoà giải trước khi xét xử.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo hạn chế gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh doanh được thực hiện theo chu trình sản xuất liên tục và khép kín, vì vậy ở bất kỳ một công đoạn nào xảy ra trục trặc đều ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh. Giải quyết tranh chấp nếu không được tiến hành một cách nhanh chóng kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển vững mạnh của doanh nghiệp. Nhanh chóng, kịp thời nhưng phải dứt điểm, đạt hiệu quả thi hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Ngoài những nguyên tắc trên còn những yêu cầu liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp

Vấn đề về chi phí và thời gian bỏ ra giải quyết tranh chấp. Đối với các doanh nghiệp, chi phí bỏ ra để tiến hành giải quyết tranh chấp cũng nằm trong chi phí kinh doanh vậy nên khi phát sinh tranh chấp và quá trình giải quyết tranh chấp được coi là phát sinh chi phí. Vậy nên lựa chọn phương án giải quyết trah chấp đạt được hiệu quả cùng với chi phí thấp luôn là nguyên tắc khi tham gia quá trình giải quyết tranh chấp của các bên chủ thể.

Vấn đề bảo mật trong giải quyết tranh chấp thương mại. Mỗi doanh nghiệp có một cơ chế vận hành riêng vậy nên việc lộ bí mật thương mại là điều không doanh nghệp nào mong muốn. Vậy nên, cho dù là xét xử công khai nhưng yêu cầu được giữ bí mật về kinh doanh luôn là một yêu cầu chính dáng bên phía doanh nghiệp.

Vấn đề uy tín trong sản xuất kinh doanh cũng được các doanh nghiệp chú ý trong quá trình giải quyết tranh chấp. Ngoài tranh chấp đang được giải quyết bởi các bên liên quan thì không được đưa ra những thông tin khác, không liên quan đến nội dung đang được giải quyết nhằm làm giảm uy tín của đối phương trước chủ thể giải quyết tranh chấp hoặc công chúng.[13]

1.3.4. Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất,

thương mại, dịch vụ, đầu tư … Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong các giao dịch phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý

a. Thƣơng lƣợng: là phương thức giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. Thương lượng là phương pháp được các bên ưu tiên lựa chọn trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử. Bởi lẽ, việc thương lượng trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại điện tử có khác so với việc thương lượng trong giải quyết tranh chấp thương mại thông thường. Vốn dĩ việc trao đổi, mua bán của các bên chủ thể tiến hành thông qua môi trường internet vậy nên quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp cũng được tiến hành qua internet mà không cần phải trực tiếp gặp nhau. Thay

Một phần của tài liệu Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử theo pháp luật việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)