Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử

Một phần của tài liệu Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử theo pháp luật việt nam (Trang 43 - 61)

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao

2.1.1. Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử

a. Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử bằng biện pháp trực tiếp

Thƣơng lƣợng

Giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử bằng phương pháp thương lượng là việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh giữa các bên để loại bỏ tranh chấp mà không có sự trợ giúp hay pháp quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng nhất và phổ biến nhất mà các bên tranh chấp áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh nói chung và giao dịch điện tử nói riêng. Phương thức này thường được chọn lựa để giải quyết tranh chấp bởi vì đây là phương thức có trình tự tiến hành đơn giản nhất, không chịu sự ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý và tính bảo mật về thông tin một cách tối đa [25, tr.435].

Thứ nhất, về chủ thể của thương lượng. Chủ thể giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử bằng thương lượng chủ yếu là hai bên tranh chấp. Các thương nhân khi cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho khách hàng mà xảy ra tranh chấp, thì họ là người đầu tiên có trách nhiệm thương lượng để giải quyết tranh chấp, tiếp theo đó là khách hàng tham gia vào quá trình thương lượng để đảm bảo về quyền và lợi ích của mình trong giao dịch thương mại điện tử. Cũng bởi vì tính chất của phương thức giải quyết tranh chấp này là được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tự lên kế hoạch gặp mặt, thương thảo, cùng nhau bàn bạc đưa ra cách giải quyết nhằm loại bỏ tranh chấp mà không có sự tham gia của chủ thể thứ ba nên phương thức này luôn là cách mà các bên tranh chấp lựa chọn đầu tiên khi tranh chấp xảy ra. Việc chỉ có các bên tranh chấp tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp là điều kiện vô cùng thuận lợi mà các thương nhân nhắm tới để hạn chế thấp nhất về các tin đồn gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp hoặc bí mật kinh doanh bị tiết lộ. Và đây cũng là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại duy nhất chỉ có các bên tranh chấp tự mình tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp.

thương lượng để giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử là hoàn toàn tự nguyện theo nhu cầu của các bên xảy ra tranh chấp mà không có sự can thiệp của bên thứ ba hoặc được điều chỉnh và quy định của bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thể hiện quyền tự do định đoạt của các bên tranh chấp, các bên hoàn toàn có thể tự đề xuất các giải pháp giải quyết tranh chấp, thực hiện theo trình tự nào và cách thức ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào tự do ý chí của các bên tranh chấp mà không bị bắt buộc tuân theo một thủ tục pháp lý nào. Hiến pháp 2013 thừa nhận quyền tự do trong kinh doanh của mỗi cá nhân được Nhà nước công nhận, bảo vệ và tôn trọng, vậy nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp giao dịch thương mại điện tử là tự do trong thương mại nhưng là phải đảm bảo không vi phạm những điều cấm của pháp luật.

Thứ ba, về cách thức thương lượng. Quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử được thực hiện bằng nhiều cách: Thương lượng trực tiếp; Thương lượng gián tiếp và Thương thượng kết hợp cả trực tiếp và gián tiếp.

- Thương lượng trực tiếp là việc các bên tranh chấp trực tiếp gặp gỡ nhau, cùng bàn bạc và đưa ra ý kiến của mỗi bên về vấn đề tranh chấp từ đó thống nhất giải pháp giải quyết tranh chấp.

- Thương lượng gián tiếp là việc các bên tranh chấp gửi cho nhau những tài liệu, văn bản, nội dung về giao dịch tranh chấp cùng ý kiến của mình về phương án giải quyết, từ đó thống nhất giải pháp giải quyết tranh chấp.

Ưu điểm của thương lượng trực tiếp so với thương lượng gián tiếp là qua việc trực tiếp trao đổi các bên dễ dàng hiểu và nắm rõ quan điểm của đối phương, từ đó điều chỉnh và sớm đưa ra cách thức giải quyết mâu thuẫn. Nếu trong quá trình thương lượng trực tiếp mà các bên tranh chấp cảm thấy quan điểm và ý chí có khác biệt quá lớn không thể đạt được thỏa thuận chung thì sớm có sự thay đổi về phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, tránh trường hợp dây dưa kéo dài dẫn đến tình trạng hết thời hiệu khởi kiện.

Tuy nhiên trong giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử thì phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu lại là bằng phương thức thương lượng gián tiếp. Bởi lẽ tính chất của giao dịch điện tử là các bên trong giao dịch không cần biết nhau, không cần biết địa chỉ của đối phương và mọi trao đổi về hàng hóa, dịch vụ đều thông qua môi trường Internet. Trong giao dịch thương mại điện tử, đối với những đơn hàng giá trị không cao thì việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng gián tiếp có hiệu quả hơn thương lượng trực tiếp rất nhiều. Thông qua môi trường Internet, các bên có thể gửi cho nhau những quan điểm về vấn đề tranh chấp mà không phải di chuyển, hạn chế được chi phí, thời gian cho việc đi lại đàm phán trực tiếp, chưa kể những tranh chấp liên quốc gia. Việc trao đổi qua nền tảng Internet cũng giúp các bên có thời gian trau truốt câu văn, ngôn từ trong quá trình trao đổi làm tăng tính thuyết phục, hạn chế được việc nóng nảy hay thách thức khi không đạt được mục tiêu giải quyết trong tình huống thương lượng trực tiếp.

Tuy nhiên, việc không trực tiếp thương lượng mà trao đổi một cách ngắt quãng qua môi trường Internet cũng làm cho các bên tranh chấp khó bày tỏ quan điểm để đi đến thống nhất mà thường kéo dài hoặc dẫn đến không tìm ra hướng giải quyết chung. Vì vậy không nên cứng nhắc rằng giao dịch thương mại điện tử nhất định là phù hợp với phương thức giải quyết tranh chấp là thương lượng gián tiếp mà phải linh hoạt phối kết hợp cả hai phương thức để tăng khả năng thành công khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng

Thứ tư, về nội dung và hiệu lực thương lượng. Pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận Thương lượng là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp và không có quy định nào khác điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp này. Vậy nên các bên được tự do định đoạt trong quá trình thương lượng miễn không vi phạm điều cấm của pháp luật. Trong quá trình thương lượng, các bên tranh chấp có quyền đưa ra các thông tin mà họ cho rằng cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp, điều này là một ưu điểm của phương thức thương lượng, các bên có thể bảo vệ bí mật kinh doanh. Nội dung thương lượng cũng được hạn chế công bố, do chỉ có các bên trong tranh chấp tham gia vào quá trình thương lượng. Cũng bởi vì

pháp luật không can thiệp vào quy trình của phương thức giải quyết tranh chấp này nên khi các bên đạt được sự thống nhất ý chí và đưa ra được kết quả thương lượng thì việc có thực thi được như ý nguyện của các bên trong quan hệ tranh chấp hay không phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của các bên tranh chấp. Không một cơ chế pháp lý nào đảm bảo kết quả thương lượng bắt buộc phải thực thi đúng nội dung và thời hạn như các bên đã thống nhất trong quá trình thương lượng. Vậy nên nếu một trong các bên tranh chấp cố tình không thực hiện nghĩa vụ như cam kết thì kết quả thương lượng cũng chỉ nằm trên văn bản và không có cơ sở pháp lý nào bắt buộc thi hành.

Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức thương lượng thực sự rất phổ biến bởi tính bảo mật, thuận tiện và nhanh gọn tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì còn tồn tại những bất cập chưa thể khắc phục. Vậy nên khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp này cần phải kết hợp linh hoạt giữa thương lượng trực tiếp và gián tiếp. Đồng thời cần cân nhắc thái độ, thiện chí hợp tác trong quá trình thương lượng để lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp phù hợp, tránh việc kéo dài quá lâu trong quá trình thương lượng trong khi thời hạn khởi kiện không có nhiều.

Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư với sự tham gia của bên thứ ba được các bên tranh chấp lựa chọn làm trung gian hòa giải để hỗ trợ các bên tranh chấp tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp phát sinh. Về bản chất, hòa giải và thương lượng đều là các phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở tự nguyện và tự giải quyết của các bên tranh chấp. Điểm khác biệt giữa hai phương thức hòa giải và thương lượng là hòa giải luôn có sự tham gia của bên thứ ba vào quá trình giải quyết tranh chấp còn thương lượng thì chỉ có các bên tranh chấp. Cũng như thương lượng, hòa giải cũng là một phương pháp giải quyết tranh chấp mà các bên tranh chấp lựa chọn bởi tính bảo mật trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Thứ nhất, về chủ thể hòa giải. Chủ thể của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng hòa giải là các bên tranh chấp và chủ thể thứ ba là hòa giải viên. Các chủ thể

tranh chấp phải phối hợp, nỗ lực cùng với hòa giải viên để nhanh chóng giải quyết tranh chấp phát sinh. Trong nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của hòa giải viên thương mại như Hòa giải viên phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan; Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên; Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không được làm hòa giải viên thương mại[7]. Có thể thấy, pháp luật đã đưa ra những tiêu chuẩn để lựa chọn về phẩm chất, năng lực của người hòa giải viên khi họ được chọn tham gia hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Người hòa giải viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực mà các bên đang xảy ra tranh chấp. Như vậy, pháp luật bước đầu đã có những quy định về tiêu chuẩn và thủ tục đăng ký trở thành Hòa giải viên thương mại. Quy định này đã tạo cơ sở để đội ngũ Hòa giải viên trở nên chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn trong hòa giải các tranh chấp.

Thứ hai, về lựa chọn phương thức hòa giải. Theo quy định tại điều 6 nghị định 22/2017/NĐ-CP thì khi các bên tranh chấp có nhu cầu giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải thì các bên phải có thỏa thuận hòa giải và các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp[7, điều 6]. Quy trình hòa giải thường bắt đầu bằng việc khi các bên tranh chấp cùng đề nghị hòa giải với hòa giải viên hoặc một tổ chức hòa giải; một bên cũng có thể đơn phương liên hệ với hòa giải viên hoặc với một tổ chức hòa giải để yêu cầu tiến hành hoà giải, khi đó hòa giải viên hoặc tổ chức hòa giải sẽ liên hệ và thuyết phục phía bên kia tham gia hòa giải. Việc hòa giải chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của cả hai bên tranh chấp và được lập thành thỏa thuận hòa giải. Khi đó việc hòa giải mới bắt đầu được

tiến hành.Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.Tuy nhiên, khác với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên thỏa thuận hòa giải có thể đồng ý hoặc từ chối hòa giải mặc dù đã thỏa thuận hòa giải.

Thứ ba, về thủ tục và quyền nghĩa vụ các bên tranh chấp trong hòa giải thương mại. Theo quy định tại điều 14 nghị định 22/2017/NĐ-CP thì “Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận” có thể thấy, các bên tranh chấp có toàn quyền trong việc tổ chức tiến hành hòa giải[7, điều 14]. Thông thường các bên tranh chấp cần phải tiến hành các bước sau:

- Các bên tranh chấp trao đổi thông tin, tài liệu những vấn đề có liên quan đến vấn đề đang tranh chấp và tiến hành lựa chọn bên thứ ba làm trung gian hòa giải.

- Các bên tranh chấp sẽ xác định một thủ tục tiến hành hòa giải qua bên thứ ba trung gian. Nếu không có thỏa thuận thì việc hòa giải được tiến hành một cách linh hoạt, người tiến hành hòa giải có quyền quyết định, định hướng cho cuộc hòa giải. Trong trường hợp các bên tranh chấp không có thỏa thuận thì người trung gian hòa giải phải giải thích cho các bên biết về bản chất của thủ tục hòa giải cũng như nững quy ước mà trong khi hòa giải các bên phải tuân thủ.

- Các bên trình bày ý kiến, quan điểm của mình về nội dung vụ tranh chấp. Trên cơ sở đó người trung gian hòa giải xem xét, phân tích tình tiết sự việc. Khi cần thiết bên trung gian hòa giải có thể gặp riêng các bên trong quan hệ tranh chấp để trao đổi về nội dung tranh chấp, tìm hiểu, tháo gỡ các thắc mắc của nội dung tranh chấp và thuyết phục các bên theo giải pháp hợp lý nhất.

- Trên cơ sở những đánh giá, phân tích và kiến nghị của bên thứ ba trung gian hòa giải, các bên tranh chấp thỏa thuận được với nhau về phương án giải quyết tranh chấp thì nội dung thỏa thuận đấy được xác nhận bằng văn bản và có chữ ký xác nhận của các bên tranh chấp cùng bên thứ ba trung gian hòa giải.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp thông thường bằng thương lượng, các bên tranh chấp có nghĩ vụ cung cấp các văn bản, tài liệu có liên quan đến nội dung tranh chấp, tuy nhiên trong giao dịch thương mại điện tử, mọi giao dịch đều tiến hành trên môi trường Internet, vậy nên những tài liệu, chúng cứ này không được thể hiện bằng tài liệu in trên giấy mà là một dạng được khởi tạo, lưu trữ, truyền tải, nghe, nhìn được bằng phương tiện điện tử. Đây là điểm khác biệt của việc giải quyết tranh chấp thương mại mại truyền thống và giải quyết tranh chấp thương mại điện tử.

Thứ tư, kết quả hòa giải và hiệu lực. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về phương án giải quyết tranh chấp thì nội dung thỏa thuận đấy được xác nhận bằng văn bản và có chữ ký xác nhận của các bên tranh chấp cùng bên thứ ba trung gian

Một phần của tài liệu Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử theo pháp luật việt nam (Trang 43 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)