Hoàn thiện quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử

Một phần của tài liệu Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử theo pháp luật việt nam (Trang 88 - 89)

3.2. Các quy định của pháp luật cần hoàn thiện để giải quyết tranh chấp phát sinh từ

3.2.3. Hoàn thiện quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử

bằng phương thức trực tuyến

Đối với các tranh chấp giao dịch điện tử việc giải quyết tranh chấp bằng hình thức trực tuyến có nhiều lợi thế hơn so với phương thức truyền thống bởi lẽ do tính chất đặc thù không biên giới của giao dịch điện tử vậy nên đặt ra yêu cầu đưa hình thức giải quyết tranh chấp bằng phương thức trực tuyến vào thực tế giải quyết.

Hiện nay đã có hai đơn vị ra mắt hệ thống phần mềm giải quyết tranh chấp trực tuyến bằng phương thức hòa giải và phương thức tố tụng trọng tài là Trọng tài quốc tế Hà Nội và MedUp của Trung tâm hòa giải Việt Nam tuy nhiên việc đưa quyết tranh chấp trực tuyến vào vận hành để giải quyết các tranh chấp còn rất nhiều khó khăn bởi các doanh nghiệp hầu như chưa biết đến các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến này. Tiếp theo nữa là đã có quy định về gửi đơn thư trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp nhưng không có quy định về giải quyết tranh chấp trực tuyến. Để đưa giải quyết tranh chấp trực tuyến đi vào hoạt động một cách hiệu quả, cần phải có phương án như sau:

- Cần bổ sung các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử bằng phương pháp trực tuyến như các website phải có quy định rõ ràng về quy trình giải quyết khi có tranh chấp xảy ra đồng thời kết nối với hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến của một đơn vị có đủ thẩm quyền và chức năng giải quyết tranh chấp bất kỳ. Để khi không thể giải quyết bằng phương

pháp thương lượng thì có thể kết nối với các hòa giải viên hoặc trọng tài viên để nhanh chóng tìm ra phương án giải quyết và kết thúc tranh chấp, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian nhanh chóng nhất.

- Ngoài việc tiếp nhận đơn thư trực tuyến, hệ thống Tòa án nên phát triển một kênh riêng để tiến hành giải quyết tranh chấp trực tuyến bởi lẽ trong khoảng thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì hệ thống tòa án không hoạt động được do các lệnh giãn cách xã hội. Vậy nên các vụ án phải hoãn lại, các tranh chấp không được xử lý. Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trực tuyến sẽ giúp việc giải quyết các tranh chấp tại Tòa án không bị ảnh hưởng, giảm tải chi phí đi lại cho các đương sự bởi lẽ trong thương mại điện tử, các bên tham gia giao dịch không có khoảng cách về địa lý nên các đương sự có thể ở rất xa nhau.

- Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng về công nghệ để đảm bảo việc trao đổi thông tin trong quá trình giải quyết tranh chấp trực tuyến được thông suốt.

Một phần của tài liệu Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử theo pháp luật việt nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)