3.2. Các quy định của pháp luật cần hoàn thiện để giải quyết tranh chấp phát sinh từ
3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về thương mại điện tử
Hiện nay, hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong thương mại điện tử đều được đặt nền móng từ năm 2005 khi Quốc hội thông qua ba đạo luật đó là Luật thương mại, Bộ Luật dân sự, Luật Giao dịch điện tử và việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại điện tử còn chịu sự điều chỉnh của một số luật như: Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật Viễn thông năm 2009; Bộ luật Hình sự 2015; Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010; Luật Quảng cáo 2012; Luật Đầu tư 2014; Luật Doanh nghiệp 2014. Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, thương mại điện tử thực sự đã có nhiều sự thay đổi và theo đó có rất nhiều nghị định, thông tư ra đời để hướng dẫn thi hành, điều chỉnh, bổ sung vào những quy định pháp luật nhằm dần hoàn thiện khung pháp luật về thương mại điện tử. Tuy nhiên thương mại điện tử là sự kết hợp giữa thương mại và công nghệ, các hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử không chỉ bó gọn trong phạm vi thương mại mà còn liên quan đến khá nhiều lĩnh vực như quảng cáo, quyền sở hữu trí tuệ, đấu thầu, thuế,... vậy nên các quy định điều chỉnh thương mại điện tử nằm tản mát rất khó cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp, cá nhân trong việc áp dụng. Yêu cầu đặt ra phải ban hành Luật Thương mại điện tử nhằm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại điện tử.
ta luôn sử dụng Luật giao dịch điện tử để điều chỉnh những lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật, công nghệ còn về các vấn đề khác thì lại do Luật thương mại cùng Bộ Luật dân sự điều chỉnh. Vậy nên Luật giao dịch điện tử 2005 không thể được coi là đạo luật điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch thương mại điện tử được, bởi đứng một mình thì Luật này chỉ có các quy định như về chữ ký điện tử; lưu trữ thông tin; thông điệp dữ liệu;.. mà không có bất cứ quy định nào về thương mại. Để thương mại điện tử phát triển một cách mạnh mẽ vượt bậc cần phải có một đạo luật riêng quy định về nhưng quan hệ phát sinh trong thương mại điện tử. Tránh việc có quá nhiều bộ luật cùng quy định về một phần của vấn đề, kèm theo đó là rất nhiều các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, giải thích về các quy định. Điều này rất dễ gây chồng chéo các quy định, không thống nhất dẫn đến tính khả thi không cao trong quá trình áp dụng pháp luật. Việc không rõ ràng trong việc phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước, dẫn đến việc không đồng bộ trong quá trình quản lý nhà nước, làm giảm tính khả thi của pháp luật thương mại điện tử.
Các nguyên nhân trên dẫn đến cần thiết phải ban hành Luật thương mại điện tử để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động thương mại điện tử, phù hợp với tính chất, đặc trưng của hoạt động thương mại điện tử và phù hợp với cả tốc độ phát triển của thương mại điện tử hiện nay. Ngoài ra trong đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại điện tử phải có các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử cùng với các quy định cụ thể về chức năng nhiệm vụ để tranh trường hợp quản lý chồng chéo hoặc lơ là trong quá trình thực thi pháp luật.