Quyền được cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam. (Trang 95 - 98)

3. Cơ sở lý thuyết của luận án

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền của người tiêu dùng trong

2.1.1. Quyền được cung cấp thông tin

Liên quan đến quyền được cung cấp thông tin, đây là một trong số các quyền cơ bản của NTD được Luật BVQLNTD quy định, phát sinh từ yếu thế cơ bản nhất của NTD trước thương nhân, đó chính là yếu thế về thông tin. Đặc biệt trong TMĐT, NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh ở cách xa nhau và NTD biết rất ít về danh tính của thương nhân, các thông tin cụ thể về sản phẩm, điều kiện giao dịch…

Theo quan niệm chung được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi, quyền được thông tin của NTD là quyền được cung cấp các dữ liệu thực tế cần thiết để đưa ra các quyết định tiêu dùng một cách có hiểu biết32.

Trong thời đại công nghệ bùng nổ, TMĐT đang ngày càng được NTD ưa chuộng thì thông tin chính là mấu chốt quyết định cho việc mua sắm hàng hoá, dịch vụ. Do sự phát triển tự do của thị trường này dẫn đến việc lượng thông tin mà NTD được cung cấp bị thiếu cân đối, những thông tin tốt về hàng hoá, dịch vụ, về thương nhân thì được cung cấp rất nhiều đồng thời bị thổi phồng còn những thông tin “xấu”, những thông tin cảnh báo về sản phẩm thì được thương nhân che giấu đi. Từ thực tế này, NTD nhận được thông tin dạng nào và đầy đủ ra sao sẽ tác động tới quyết định của NTD, nếu thông tin đầy đủ và chính xác, NTD sẽ trở thành NTD thông thái còn nếu thông tin bị sai lệch sẽ khiến NTD sai lầm trong việc mua hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của “quyền được cung cấp thông tin của NTD” chính là bảo đảm cho việc bảo vệ NTD trong môi trường kỹ thuật số ngày nay.

32

Consumers International, Consumer Rights, nguồn:

http://www.consumersinternational.org/who-we-are/consumer-rights ngày truy cập 10/12/2021.

Thực tế hiện nay, người tiêu dùng khi mua sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào thông tin một chiều do người bán cung cấp. Ví dụ như khi gõ tìm kiếm mua “tai nghe iPhone chính hãng” thì đủ các loại sản phẩm với giá thậm chí dưới 100.000 đồng. Trong khi đó, với một tai nghe chính hãng, giá bán hiện được niêm yết là 800.000 đồng. Cửa hàng TimeZone (TP.HCM) đăng ký bán trên Lazada tai nghe iPhone với mức giá chỉ 15.000 đồng. Trong phần hỏi đáp, nhiều người đặt câu hỏi đây có phải hàng chính hãng không. Chủ shop trả lời qua loa và nói rằng đây là hàng đang giảm giá33.

Tại Việt Nam, khoản 2 Điều 8 Luật BVQLNTD năm 2010 quy định NTD “Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà NTD đã mua, sử dụng”.

Theo quy định này, NTD được cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về 3 yếu tố cơ bản là: (1) tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; (2) đối tượng của giao dịch hàng hóa, dịch vụ (trong đó có thông tin như nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, các thông tin khác về đối tượng này) và (3) nội dung (các quyền và nghĩa vụ của mình và của các bên có liên quan) giao dịch hàng hóa, dịch vụ. Quy định này mang tính chất chung chung, không cụ thể về những thông tin mà NTD có quyền được biết là những thông tin thuộc loại nào. Nếu áp dụng theo quy định trên, tất cả những thông tin được coi là có liên quan đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ mà NTD đã mua hoặc sử dụng sẽ đều được coi là thông tin phải cung cấp cho NTD. Như vậy sẽ khó có tổ chức, cá nhân kinh doanh nào có thể đảm bảo được quyền của NTD được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, khi xét đến quyền được cung cấp thông tin của NTD, ta cũng phải xét

33Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Sai phạm của sàn thương mại điện tử: phạt quá

nhẹ, nguồn: https://plo.vn/kinh-te/sai-pham-cua-san-thuong-mai-dien-tu-phat-qua-nhe- 787560.html ngày truy cập 10/12/2021.

ngược đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc cung cấp thông tin cho NTD mà cụ thể sẽ được đề cập tới ở mục 2.2.

Bên cạnh đó, tuy Luật không quy định rõ chủ thể nào có trách nhiệm bảo đảm quyền được thông tin của NTD, nhưng với tinh thần của quy định trên và một số quy định khác của Luật BVQLNTD, có thể thấy rằng, quyền được thông tin của NTD chỉ được bảo đảm khi chính các tổ chức, cá nhân kinh doanh khi tham gia giao dịch với NTD thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp thông tin cho NTD. Bên cạnh đó, các tổ chức có liên quan khác như các doanh nghiệp truyền thông, quảng cáo và các cơ quan quản lý nhà nước, các hội bảo vệ NTD cũng là những chủ thể có trách nhiệm góp phần bảo đảm và tôn trọng quyền được thông tin của NTD.

Có thể thấy, Luật BVQLNTD đã thiết lập những cơ sở pháp lý làm tiền đề cho quyền được cung cấp thông tin của NTD, mặc dù còn nhiều thiếu sót nhưng ít nhất đã khẳng định NTD có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ, về thương nhân. Tuy không có quy định cụ thể về quyền được thông tin của NTD trong TMĐT nhưng theo hướng dẫn của OECD hay UNCTAD thì nguyên tắc đặt ra đó là NTD trong TMĐT cần phải được bảo vệ ít nhất ở mức ngang bằng như khi giao dịch bằng phương thức truyền thống, do đó NTD giao dịch bằng phương tiện điện tử cũng có đầy đủ quyền được cung cấp thông tin theo như quy định của Luật BVQLNTD. Minh bạch thông tin là yếu tố then chốt cho bảo vệ NTD trong TMĐT và để đảm bảo cho quyền của NTD, pháp luật các nước cũng như Việt Nam chủ yếu tác động tới trách nhiệm của thương nhân phải cung cấp những loại thông tin gì cho NTD khi giao dịch điện tử, giúp NTD có được những thông tin cần thiết và chính xác để đưa ra quyết định sáng suốt khi mua sắm sản phẩm và cả những thông tin sau này về giao dịch như bảo hành hay khiếu nại…

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam. (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w