Phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam. (Trang 153 - 157)

3. Cơ sở lý thuyết của luận án

2.4. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá

2.4.4. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng toà án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế.

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án luôn được xem là một phương thức hữu hiệu để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD khi bị tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm và đã được Luật bảo vệ quyền lợi NTD quy định tại Mục 4 Chương IV về giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Vụ án dân sự bảo vệ NTD sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, do đó vẫn còn những rào cản e ngại của NTD, không muốn vướng mắc, phiền hà khi tiến hành giải quyết tranh chấp bằng phương thức này. Giá trị tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh thường không lớn, NTD lại lo ngại thủ tục, trình tự rườm rà của tố tụng dân sự, do đó Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 đã có quy định về thủ tục đơn giản nếu vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD có đủ các điều kiện sau:

- Cá nhân là NTD khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho NTD bị khởi kiện;

- Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

- Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.70

Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự lại không có quy định thủ tục đơn giản được tiến hành như thế nào, do đó, thủ tục đơn giản được ghi nhận trong Luật bảo vệ quyền lợi NTD nhưng lại không thể được áp dụng trên thực tế.

Về nghĩa vụ chứng minh lỗi, cũng giống như khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài, việc đảo ngược nghĩa vụ chứng minh lỗi cũng áp dụng khi giải quyết tranh chấp bằng tòa án.

Trên đây là các phương thức giải quyết tranh chấp mà dù NTD thực hiện các giao dịch truyền thống hay giao dịch TMĐT thì đều có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, với bản chất của TMĐT thông thường do người bán và người mua ở cách xa nhau, có thể ở các quốc gia khác nhau, những phương thức tố tụng như toà án có thể gây cản trở cho việc đi tìm công lý của NTD. Để tăng cường niềm tin của người tiêu dùng và khuyến khích sự phát triển của thương mại điện tử, một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả phải được cung cấp cho người tiêu dùng. Việc thiếu cơ chế khả thi sẽ làm giảm niềm tin của người tiêu dùng vào thương mại điện tử và làm suy yếu việc thúc đẩy thương mại điện tử như một công cụ để phát triển kinh tế số. Một trong những tính năng rõ ràng nhất của thương mại điện tử là tốc độ giao dịch. Một yếu tố quan trọng khác là khoảng cách thường tồn tại giữa người bán và người tiêu dùng. Xem xét hai yếu tố này, việc giải quyết tranh chấp thông qua các cơ chế giải quyết truyền thống tại tòa án sẽ không phải luôn luôn là lựa chọn phù hợp nhất, đặc biệt đối với người tiêu dùng.

Người tiêu dùng, nói chung, cần các giải pháp nhanh chóng và dễ dàng để giải quyết tranh chấp giữa họ với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Thống kê cho thấy phương thức giải quyết tranh chấp là mối lo lắng cơ bản của người tiêu dùng về các vấn đề liên quan đến TMĐT. Điều này là do chi phí để sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống sẽ lớn hơn số tiền có thể được phục hồi. Nói cách khác, do giá trị thấp của các giao dịch tiêu dùng, chi phí giải quyết tranh chấp lớn hơn tác động tích cực nên NTD sẽ e ngại và từ bỏ, từ đó, ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của người tiêu dùng về việc tham gia TMĐT. Điều này là do thương mại điện tử tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với thị trường truyền thống. Tại Việt Nam, NTD nếu có tranh chấp hay đòi bồi thường từ thương nhân thì chủ yếu vẫn chỉ có đi theo các con đường giải quyết tranh chấp truyền thống, thường được đánh giá là chậm, phức tạp và chi phí cao, do đó không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của NTD, gây tâm lí ngại ngần cho họ khi tham gia TMĐT. Do đó, các nước thường khuyến khích NTD sử dụng các

phương thức giải quyết tranh chấp thay thế ADR71 trước khi tiến hành thủ tục tại

toà án hoặc trọng tài. Một quy định quen thuộc trong các hợp đồng thương mại là khi phát sinh tranh chấp, các bên phải cố gắng dùng thương lượng để giải quyết nó trước khi đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán. Đây là quy định để đảm bảo sự thiện chí giữa các bên. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình thương lượng khó có thể tiến hành thuận lợi khi các bên không xem xét các vấn đề một cách khách quan. Đây là lúc bên thứ ba độc lập có thể giúp cho cuộc tranh luận đang có nguy cơ không đem lại được kết quả gì. Điều này cũng là lý do các hợp đồng thường quy định các bên phải cố gắng giải quyết tranh chấp bằng phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác (Alternative dispute resolution

- ADR) trước khi khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài.

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, tính đến cuối tháng 3/2020, Bộ đã yêu cầu các sàn thương mại điện tử xử lý gần 16.200 gian hàng và gần 32.880

sản phẩm vi phạm kinh doanh trên môi trường mạng72. Năm 2019 dân số Việt

Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với 64 triệu người sử dụng internet, tăng đến

28% so với năm 201773. Sự phát triển chóng mặt của việc sử dụng mạng internet,

mua sắm hàng hoá, dịch vụ qua các phương tiện điện tử đã dẫn tới nhiều tranh chấp liên quan tới chất lượng hàng hoá, giao hàng, thanh toán online… Thị trường mua sắm online tăng trưởng thông qua việc NTD sử dụng máy tính, điện thoại có kết nối mạng, với con số thống kê lên tới 94% NTD sử dụng internet

hàng ngày74. Từ hiện thực này dẫn tới việc các tranh chấp online sẽ tăng lên, các

tranh chấp xuyên biên giới khi NTD từ quốc gia này có thể mua hàng hoá từ thương nhân ở quốc gia khác đã dẫn tới việc chuyển đổi từ các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế ADR sang các phương thức giải quyết tranh chấp online ODR (Online Dispute Resolution). Việc giải quyết tranh chấp giữa NTD và thương nhân khi giao dịch điện tử bằng phương thức ODR sẽ phù hợp và thuận tiện hơn cho cả hai bên khi tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như công sức, đặc biệt là khi các giao dịch giữa hai bên ở cách xa nhau về mặt địa lý. Đồng thời, khó khăn đối với việc giải quyết các tranh chấp tiêu dùng TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam đến từ viêc thiếu vắng khung khổ pháp luật đặc thù để giải quyết loại tranh chấp này. Tranh chấp tiêu dùng xuyên biên giới có những đặc điểm khác biệt, có quy trình giải quyết phức tạp, thậm chí còn liên quan đến

72 Tạp chí Tài chính Online, Chung tay xử lý triệt để các vi phạm thương mại điện tử,

nguồn: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/chung-tay-xu-ly-triet-de-cac-vi-pham-

thuong- mai-dien-tu-322649.html ngày truy cập 18/12/2021.

73Brands Vietnam, 94% người dùng internet ở Việt Nam lên mạng hàng ngày, nguồn:

https://www.brandsvietnam.com/19614-94-nguoi-dung-Internet-o-Viet-Nam-len-mang- hang-ngay ngày truy cập 18/12/2021.

74Brands Vietnam, 94% người dùng internet ở Việt Nam lên mạng hàng ngày, nguồn:

https://www.brandsvietnam.com/19614-94-nguoi-dung-Internet-o-Viet-Nam-len-mang- hang-ngay ngày truy cập 18/12/2021.

các yếu tố chính trị ngoại giao...giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Chẳng hạn trường hợp hai nước có những hiệp định tương trợ tư pháp, có thỏa thuận về việc giải quyết các tranh chấp tư giữa thường nhân, công dân hai nước ...việc giải quyết sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Do vậy, việc tranh chấp tiêu dùng xuyên biên giới được “đối xử” theo quy trình thông thường, giống như giải quyết tranh chấp tiêu dùng trong nước sẽ là không phù hợp, thậm chí còn lạc hậu khi số lượng các giao dịch TMĐT ngày càng tăng lên...

Thêm nữa, cũng chưa có khung khổ pháp luật cho phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR), một phương thức được coi là phù hợp nhất đối với tranh chấp xuyên biên giới phát sinh từ giao dịch TMĐT xuyên quốc gia. Rất cần có quy định đặc thù về chủ thể, quyền và nghĩa vụ,quy trình thực hiện ODR và sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ chế giải quyết này ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam. (Trang 153 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w