3. Cơ sở lý thuyết của luận án
2.5. Xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương
2.5.3. Chế tài hình sự
Chế tài hình sự là biện pháp chế tài nghiêm khắc nhất đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh khi có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD. Khi hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh gây nguy hiểm cho NTD, cho xã hội, đến mức được coi là tội phạm trong Bộ Luật hình sự thì khi đó tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ bị áp dụng chế tài hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 có những quy định sau về các hành vi bị coi là tội phạm vi phạm quyền lợi NTD trong giao dịch điện tử:
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192) - Tội lừa dối khách hàng (Điều 198)
- Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286)
- Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử (Điều 287)
- Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288)
- Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289)
- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290)
- Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (Điều 291)
Người phạm tội có thể chịu hình thức xử phạt là phạt tiền hoặc phạt tù,
mức phạt cao nhất lên tới hai mươi năm tù giam75 hoặc phạt tiền với mức phạt
1 tỷ đồng76.
Ở góc độ bảo vệ NTD, việc đặt ra biện pháp chế tài hình sự áp dụng đối với các hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh gây thiệt hại cho NTD cho thấy thái độ nghiêm khắc xử lý đối với các hành vi xâm phạm tới quyền lợi NTD. Các quy định này giúp răn đe những cá nhân có hành vi vi phạm, tuy nhiên lại ít có tác dụng trong việc giúp khôi phục lại các quyền lợi mà NTD bị xâm phạm.
75 Khoản 4 Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 76 Khoản 2 Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên đánh giá về thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT ở Việt Nam hiện nay, có thể rút ra một số kết luận sau:
Quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT còn chưa cụ thể và rõ ràng, chồng chéo giữa các quy định về bảo vệ quyền lợi NTD nói chung và quy định về TMĐT. Trong khi đó, NTD khi tham gia TMĐT xuất hiện nhiều rủi ro hơn và cần phải được trao các quyền đặc thù chỉ có khi họ giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hay các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau và hầu hết là các quy định chung, không tách bạch hình thức TMĐT với các loại hình giao dịch khác.
Đồng thời, thực trạng các vụ việc xâm phạm quyền lợi NTD trên thực tế ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ tinh vi, từ những vụ việc gây thiệt hại đơn lẻ một hoặc một vài NTD cho tới những vụ việc gây ảnh hưởng tới số lượng lớn NTD.
So với pháp luật của một số nước như đã phân tích có thể nhận thấy rằng chúng ta chưa có một hệ thống bảo vệ đồng bộ, chưa có những quy định cặn kẽ và chi tiết. Chính vì điều này nên hệ thống văn bản của chúng ta dường như vẫn còn mang nặng tính tượng trưng; rất ít doanh nghiệp cũng như NTD biết đến các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Điều này gây cản trở rất lớn cho cho công cuộc bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam. Tuy nhiên, một con số ấn tượng về tình hình phát triển của TMĐT ở Việt Nam khi mức tăng trưởng các
năm vừa qua luôn suýt soát 30%77 nhưng để phát huy và bùng nổ đúng như
77 Vietnambiz, Thương mại điện tử Việt Nam đang bùng nổ nhưng phần lớn doanh
nghiệp chưa sẵn sàng tận dụng thời cơ, nguồn: https://vietnambiz.vn/thuong-mai-dien-tu- viet-nam- dang-bung-no-nhung-phan-lon-doanh-nghiep-chua-san-sang-tan-dung-thoi-co- 20190328145753817.htm Brands Vietnam, 94% người dùng internet ở Việt Nam lên mạng
tiềm năng của thị trường này, một yêu cầu đặt ra cấp thiết đó là xây dựng một khung pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi cho NTD, giúp xây dựng niềm tin của NTD vào TMĐT. Có như vậy, TMĐT mới phát triển vững chắc và đem lại lợi ích cho NTD, cho các doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung.
hàng ngày, nguồn: https://www.brandsvietnam.com/19614-94-nguoi-dung-Internet-o-Viet- Nam-len-mang-hang-ngay ngày truy cập 18/12/2021.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM