VI. Kỹ thuật trồng một số loài nấm khác
2. Nấm phiến tím (Stropharia rugoso anmilata)
2.1. Đặc tính sinh học.
Nấm phiến tím Stropharia rugoso Anmilata thuộc chi Stropharia, họ
Strophariaceae, có phạm vi phân bố rộng rãi trên thế giới. Nấm phiến tím có giá trị dinh dưỡng cao (chứa 22% protein theo khối lượng khô, hàm lượng chất khô trong
quả thể là 8%) và được nuôi trồng ở nhiều nước khác nhau (CHLB Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari, các nước SNG...). Trồng nấm phiến tím đơn giản, nguyên liệu
rẻ tiền (rơm rạ), cho năng suất khá cao (10 - 16kg nấm tươi/m2 diện tích trồng với
20 - 30kg nguyên liệu).
Mũ của nấm phiến tím dạng trưởng thành có đường kính 5 - 40cm. Quả thể
non có màu trắng và có vảy rất đặc trưng. Quả thể lớn lên ở nhiệt độ thấp cho màu trắng, thoạt đầu phiến có màu xám sau chuyển sang màu đen ánh. Mũ lớn lên để lại
dấu vết trên cuống, đó là vòng riêng dạng màng, màu trắng, xốp như bông.
Có 2 loại nấm phiến trắng: Loại thứ nhất được đặc trưng bởi khối lượng quả
thể lớn, có thể tới 60 gam, trong khi đó quả thể các nấm khác thường chỉ nặng
10gam. Loại thứ 2 quả thể mọc thành cụm gồm rất nhiều quả thể, một cụm có thể
nặng tới vài kg và quả thể có màu sáng hơn so với loại thứ nhất.
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh.
- Dinh dưỡng: Nấm phiến tím có nguồn dinh dưỡng chủ yếu là xenluloza và tinh bột.
- Nhiệt độ: Sợi mọc và ra quả thể tốt ở nhiệt độ 253OC. Đối với thời kỳ ủ
sợi rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ không khí. Nếu nhiệt độ thấp hơn 20OC sợi mọc rất yếu, nhiệt độ cao hơn 300C sợi sẽ ngừng mọc.
- Độ pH: Nấm phiến tím mọc tốt nhất ở pH = 5,7 - 6,0.
- Độ ẩm: Độ ẩm nguyên liệu tốt nhất cho sợi mọc là 70 - 75%. Độ ẩm không
khí thích hợp cho nấm phiến tím ra quả thể là 90 - 100%.
- Ánh sáng: Nấm phiến tím ra quả thể cần ánh sáng cường độ 500 - 1000lux.
- Mối quan hệ với các vi sinh vật: cần có sự hoạt động của các vi sinh vật để
kích thích sự ra quả thể.
2.3. Kỹ thuật trồng. 2.3.1. Nguyên liệu.
Rơm rạ phải khô, sạch, còn mới (nếu trên 1 năm thì không nên dùng) và không bị mốc.
2.3.2. Xử lý nguyên liệu.
Rơm rạ được làm ẩm bằng nước tới độ ẩm 70 - 75%, sau đó trải mỏng trên nền xi măng, dùng bình bơm hoặc ôzoa có vòi hoa sen tưới nước lên, bổ sung nước
2 - 3 lần trong một ngày. Đối với những cơ sở sản xuất lớn, dùng nhiều nguyên liệu
thì phải làm ướt 6 - 10 ngày và đảo 2 - 3 lần sao cho nước thấm vào mỗi cọng rơm
rạ. Với cơ sở sản xuất nhỏ thì rơm rạ được làm ướt trong bể trong 1 ngày (24 giờ).
2.3.3. Vào khay.
Nấm phiến tím có thể được trồng ngoài trời, nơi không có nắng trực tiếp
(râm mát) và không có gió, hoặc trồng trong nhà. Nguyên liệu sau khi đã xử lý
xong, độ ẩm thích hợp, cho nguyên liệu vào khay gỗ hoặc đánh luống ngay trên bề
mặt đất, độ dày khối nguyên liệu 25cm, khoảng 20 - 30kg rơm/m2 diện tích trồng. Đánh luống hoặc vào khay cần phải nện chặt và làm cho bề mặt rơm bằng phẳng.
2.3.3. Cấy giống.
Giống được 5 - 6 tuần tuổi đem cấy vào giá thể với tỉ lệ 500 - 600gam giống/1 - 1,5m2 diện tích trồng.
Nguyên liệu sau khi được lên luống hoặc vào khay phải tiến hành cấy giống
ngay. Giống được chia thành từng phần nhỏ như trứng chim bồ câu và cấy điểm sâu
5 - 8cm. Cuối cùng còn một ít giống rắc đều lên bề mặt luống, rồi phủ một lớp mùn
rơm dày 5 - 8cm lên trên.
Cấy giống xong, để bảo vệ bề mặt giá thể không bị khô và không bị nhiễm
nên phủ một lớp giấy và thường xuyên được phun nước.
2.3.4. Phủ đất.
Khi sợi mọc kín giá thể (khoảng 3 - 5 tuần sau khi cấy giống) thì bỏ lớp giấy
phủ và tiến hành phủ đất.
Đất phủ cần tơi xốp và có độ hút nước cao. Nguyên liệu dùng để làm đất phủ là đất mùn và hỗn hợp giữa mùn và than bùn cao (với tỉ lệ 30 - 50% than bùn cao).
Độ pH thích hợp nhất của đất phủ là 5,7 - 6,0.
Đất cần được xử lý bằng hơi nước nóng 100OC/15 - 20 phút, hoặc bằng
focmalin (3 lýt nguyên chất pha trong 20 lýt nước/1m3 đất, ủ kín trong 3 ngày rồi
tiến hành đảo đất, vài ngày sau thì dùng đất phủ được). Độ ẩm của đất phủ cần 70 -
hành phủ đất. Phủ đất 1 lớp dày 5cm, sử dụng khoảng 30 - 50kg đất/m2 diện tích đất
trồng.
2.3.5. Chăm sóc.
Trong thời kỳ sợi mọc (kể từ khi cấy giống cho tới khi phủ đất) cần phải duy
trì độ ẩm của lớp bao phủ bề mặt giá thể. Tuyệt đối không bao giờ để cho bề mặt bị
khô. Nhiệt độ không khí lúc này cần 20 – 22OC và độ ẩm là 90 - 100%, nhiệt độ giá
thể là 25 – 27OC. Cần thường xuyên tưới nước trong phòng.
Sau khi phủ đất phải thường xuyên tưới nước cho đất phủ nhưng không được để nước ngấm vào giá thể. Sau khi phủ đất được 10 - 14 ngày thì phải thông khí cho
sợi mọc trong giá thể bằng cách chọc các lỗ vào trong luống.
Bốn tuần sau khi phủ đất quả thể được hình thành. Ở thời kỳ này nấm phiến
tím không nhạy cảm với sự biến động của nhiệt độ mà quan trong nhất là sự thông
thoáng cho phòng trồng. Khi có một số lượng lớn quả thể xuất hiện trên bề mặt giá
thể thì phải tăng cường số lần thông thoáng trong một ngày.
Cần tưới 1,5 lýt nước cho 1m2 diện tích trồng, tưới cho nước thấm hết độ sâu
của lớp đất phủ.
2.3.6. Thu hoạch.
Bình thường từ khi mầm nấm xuất hiện cho tới khi thu hái khoảng 10 - 12 ngày. Thu hái những quả thể ở dạng cúp, chưa rách màng riêng. Dùng tay tách và
hái nhẹ, sau đó cắt bỏ gốc có đất đi. Năng suất đạt trung bình 1,6kg/1m2 (ở CHLB Đức đạt 2,2 - 3,3kg/m2).
Một số điều cần lưu ý khi nuôi trồng nấm phiến tím:
- Tuyệt đối không được bổ sung các hoá chất cũng như các loại phân vào trong giá thể trồng.
- Không được xử lý giá thể cũng như không điều chỉnh pH của đất phủ bằng
CaSO4 hoặc CaO hoặc nước vôi...