Ngân nhĩ (Tremella fuciformis Berk.)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ THUẬT TRỒNG NẤM docx (Trang 48 - 49)

VI. Kỹ thuật trồng một số loài nấm khác

1. Ngân nhĩ (Tremella fuciformis Berk.)

1.1. Đặc điểm sinh học.

Ngân nhĩ còn được gọi là mộc nhĩ trắng. Ngân nhĩ có dạng bản dẹp, phân

nhánh, thuỳ mỏng không theo qui luật rõ ràng, toàn bộ nấm màu trắng gần như

trong suốt. Thịt nấm là chất keo, khi khô là chất sừng nhưng khi gặp điều kiện ẩm ướt lại trở về dạng cũ. Sợi nấm có vách mỏng, có khoá, đường kính sợi 2,5 - 3,0m. Bào tử hình cầu, không màu, kích thước 5 – 7 x 4 - 6m.

Ngân nhĩ là loài nấm có ý nghĩa kinh tế lớn dùng để xuất khẩu với giá cao. Trong ngân nhĩ có 9,4% protein, 1,2% lipit, các hợp chất đường 6,5% và ngoài ra còn chứa nhiều vitamin như A, B, C, D... Trong y dược, ngân nhĩ được coi là thuốc

chữa máu xấu, bổ phổi, bổ não.

Ngân nhĩ phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới núi cao, trên những thân cây đã chặt hoặc những cành mục của những cây lá rộng trong rừng;

trong hầm mỏ có độ ẩm cao, chúng có thể mọc đơn độc hoặc thành cụm. Ở nước ta

ngân nhĩ mọc mạnh vào mùa xuân hè, chủ yếu ở vùng núi cao như Sapa (Hoàng Liên Sơn), những vùng núi vừa và đôi khi cả ở núi thấp và thung lũng.

2. Nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh.

- Dinh dưỡng: Ngoài thiên nhiên ngân nhĩ chủ yếu mọc trên những nguồn có

xenluloza, hemixenluloza. Trong nuôi trồng, ngân nhĩ mọc tốt trong môi trường gồm các monosaccarit và những hợp chất gluxit có mạch cacbon ngắn. Nguồn nitơ thường là những amino axit.

- Nhiệt độ: Bào tử ngân nhĩ có thể nẩy mầm ở nhiệt độ 0OC sau 24 giờ rơi

xuống. Sợi ngân nhĩ có thể mọc ở nhiệt độ 5 – 38OC nhưng tốt nhất ở 25OC. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra quả thể là dưới 12OC.

- Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp cho sợi mọc trong khối nguyên liệu là 60 - 68%

và độ ẩm không khí thích hợp cho sự ra quả thể là 88 - 95%.

1.3. Kỹ thuật trồng. 1.3.1. Nguyên liệu.

Nguyên liệu trồng ngân nhĩ chủ yếu là gỗ của những cây lá rộng. Ngân nhĩ

có khả năng mọc trên các cây họ Betulaceae, Euphorbiaceae, Fagaceae, Lauraceae, Moraceae, Rosaceae, Rutaceae... Gỗ được chặt vào giai đoạn cây

ngừng phát triển sinh trưởng, cắt khúc ngắn 80 - 120cm. Đường kính cây gỗ trung

bình 10 - 12cm. Phơi cho gỗ nứt chân chim đầu khúc, tránh bong vỏ, bôi vôi vào những chỗ vỏ bong và đầu khúc gỗ.

Khoan lỗ theo hàng xung quanh khúc gỗ, các lỗ cách nhau 20cm, các hàng so le, cách nhau 12 - 15cm. Lỗ khoan có đường kính 1 - 1,2 cm, sâu 1,8 - 2,2 cm.

1.3.3. Cấy giống.

Cấy giống đầy các lỗ, độ chặt vừa phải, dùng parafin hoặc sáp ong phủ kín.

Giống thường làm bằng mùn cưa của những loại gỗ trồng, nên sử dụng giống 2 - 3 tuần tuổi.

1.3.4. Chăm sóc và thu hái.

Pha ủ gỗ trong phòng tối ở nhiệt độ 20 – 25OC, trong thời gian 30 - 45 ngày với độ ẩm 70 - 85%. Sau 15 ngày đảo 1 lần , đảo từ trên xuống dưới, dưới lên trên, trong ra ngoài và lật xoay từng khúc gỗ.

Sau 2 - 3 lần đảo cần cưa đầu khúc gỗ để kiểm tra khả năng mọc của sợi.

Nếu gỗ có màu trắng đục, mùi thơm thì dừng tưới nước, để cho nhiệt độ và độ ẩm

giảm dần, sau 15 ngày đem ra chăm sóc cho ra quả thể. Nếu chưa mọc kín sẽ ủ tiếp.

Nhà trồng cao 1,5 - 2m, nền lát đá hoặc gạch vụn. Nước tưới có pH = 5,5 - 6,5, sao cho độ ẩm nhà trồng 88 - 95% và có nhiệt độ thích hợp của sự ra quả thể.

Sau 15 - 20 ngày quả thể có kích thước 5 - 7cm thì tiến hành thu hái. Thời gian thu hái kéo dài 2 tháng, sau đó sẽ đưa các khúc gỗ đó vào nơi ủ lại, sau 15 ngày mang

ra tưới và thu hoạch tiếp.

Trong quá trình ủ và chăm sóc có thể gặp một số nấm bệnh. Việc xử lý tương

tự như xử lý nấm bệnh trong nuôi trồng mộc nhĩ phần trên.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ THUẬT TRỒNG NẤM docx (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)