Những tồn tại và thách thức liên quan đến an ninh lƣơng thực cần giải quyết

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh lương thực cho xã phú minh, huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 75 - 78)

1.2 .An ninh lƣơng thực ở Việt Nam

3.1. Những tồn tại và thách thức liên quan đến an ninh lƣơng thực cần giải quyết

quyết của xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

Từ kết quả đánh giá thực trạng về ANLT của xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình ở chƣơng 2 nhận thấy, an ninh lƣơng thực ở xã Phú Minh mặc dù đã đƣợc cải thiện qua các năm, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế; nguy cơ mất an ninh lƣơng thực cấp hộ gia đình ở mức cao, trong khi tình hình bão lũ, hạn hán, sâu bệnh trên các loại cây trồng lƣơng thực, cây thực phẩm vẫn diễn ra với tần suất liên tục, dẫn đến tình trạng mất mùa, kém năng suất vẫn diễn ra. Nếu vấn đề trên không đƣợc giải quyết sẽ ảnh hƣởng đến an ninh lƣơng thực và đói nghèo sẽ xảy ra đối với các hộ dân yếu thế trên địa bàn xã Phú Minh.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, quá trình triển khai chính sách bảo đảm ANLT quốc gia còn tồn tại một số khó khăn, vƣớng mắc sau:

- Sản xuất nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu, thị trƣờng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên việc quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất lƣơng thực thực phẩm còn khó khăn.

- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa tập trung và cạnh tranh quốc tế.

- Việc sản xuất không theo quy hoạch gây ra nhiều hệ lụy, đó là sự quá tải về hạ tầng, dƣ thừa về nguồn cung sản phẩm. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông dân chƣa hiệu quả, nên ngƣời dân có xu hƣớng giữ ruộng làm vật “bảo hiểm”. - Hệ thống lƣu thông, xuất khẩu lƣơng thực còn nhiều tồn tại. Quy mô doanh nghiệp dịch vụ logistic nhỏ, sức cạnh tranh yếu, sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp và các khâu trong chuỗi hoạt động dịch vụ logistic chƣa đáp ứng yêu cầu. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định khá ngặt nghèo, đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn.

66

cầu của nền sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Kinh tế hộ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hộ ở nông thôn, quy mô sản xuất hộ nhỏ lẻ. Doanh nghiệp nông nghiệp còn ít, quy mô nhỏ, năng lực tài chính thấp, hiệu quả hoạt động chƣa cao; liên kết giữa ngƣời nông dân với thƣơng nhân xuất khẩu gạo còn chƣa phổ biến…

Ngoài những khó khăn, vƣớng mắc trên, trong bối cảnh hội nhập, công tác đảm bảo ANLT của Việt Nam còn đối diện với nhiều thách thức khác nhƣ:

- Về dân số, Việt Nam là nƣớc có quỹ đất lúa bình quân đầu ngƣời thấp, dân số đông lại tăng nhanh, nhất là khu vực nông thôn, nên nguy cơ bùng nổ dân số và mất cân đối lƣơng thực ngày càng gia tăng …

Quy mô ruộng đất lúa bình quân đầu ngƣời quá ít lại giảm dần, đơn vị sản xuất lƣơng thực chủ yếu là hộ gia đình nông dân, tính chất sản xuất lại phân tán, ruộng đất manh mún rất khó áp dụng máy móc nông nghiệp, trình độ cơ giới hóa sản xuất lƣơng thực còn thấp, nhất là vùng núi, vùng sâu vẫn còn lạc hậu. Năng suất lúa, ngô tăng trƣởng không đều và không vững. Phƣơng thức sản xuất lấy mục tiêu tăng sản lƣợng, chƣa quan tâm nhiều đến chất lƣợng lúa ngô vẫn còn phổ biến. Công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và sơ chế, chế biến lƣơng thực vẫn còn lạc hậu nhƣng chậm cải tiến. Các hoạt động dịch vụ cung ứng vật tƣ, tƣới tiêu, thu gom lƣơng thực hàng hóa do hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác và các doanh nghiệp tƣ nhân, thƣơng lái thực hiện. Trong khi đó, các chính sách và cơ chế quản lý các tổ chức dịch vụ lại chƣa hoàn thiện, nên ngƣời nông dân vẫn chịu thiệt thòi nhiều mặt. Tình trạng ép cấp ép giá lúa, ngô, hàng hóa vẫn còn phổ biến.

Xu hƣớng độc canh lúa ở nhiều vùng và địa phƣơng còn nặng nề, chuyển dịch cơ cấu sản xuất còn tự phát, manh mún, hiệu quả thấp. Vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lƣợng lúa cả nƣớc và 90% sản lƣợng gạo xuất khẩu nhƣng xu hƣớng độc canh lúa vẫn rất nặng nề. Biểu hiện cụ thể là những năm 2008 - 2011, do giá lúa tăng cao nên nông dân trong vùng đã mở rộng diện tích lúa thu đông (vụ 3) để tăng sản lƣợng. Việc mở rộng diện tích lúa vụ 3 ở vùng ĐBSCL tuy có lợi trƣớc mắt nhƣng về lâu dài còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn nhƣ đất lúa bị khai thác quá mức, đất không đƣợc nghỉ, độ màu mỡ sẽ giảm, nhất là những năm không có lũ lớn (nhƣ năm 2010). Do làm 3 vụ lúa trong năm nên khả năng sâu bệnh

67

lây lan từ vụ này sang vụ khác là rất lớn, trong khi đó giá cả phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao, làm giảm hiệu quả cây lúa. Không chỉ ĐBSCL mà cả các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ cũng đang có xu hƣớng tái sản xuất lúa vụ 3 để tăng sản lƣợng, mặc dù trƣớc đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chủ trƣơng không mở rộng diện tích lúa vụ 3. Trong khi đó diện tích đất canh tác lúa giảm nhanh do đô thị hóa và công nghiệp hóa. Do vậy, khả năng tăng diện tích gieo cấy lúa là rất hạn chế. Năng suất lúa các vụ ở hầu hết các vùng, các địa phƣơng đã đến mức trần, kể cả đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL nên khả năng tăng thêm là rất khó. Sản xuất ngô có nhiều tiềm năng nhƣng tăng rất chậm, nhất là ngô vụ đông ở vùng đồng bằng sông Hồng. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá cả đầu ra không ổn định.

Về tốc độ tăng tự nhiên dân số

Tuy tốc độ tăng tự nhiên của dân số đã giảm nhƣng nói chung vẫn còn cao và chƣa ổn định. Bình quân mỗi năm, dân số tăng thêm trên 1,15 triệu ngƣời nên nhu cầu lƣơng thực đảm bảo cho tiêu dùng của dân cƣ tiếp tục tăng nhanh. Lƣợng lƣơng thực tiêu dùng trong bữa ăn của dân cƣ còn cao nhƣng giảm chậm nhất là khu vực nông thôn: năm 2008 là 11,9 kg/ngƣời/tháng so với 12,4 kg năm 2006, trong đó dân cƣ nông thôn là 12,8 kg so với 13,3 kg. Tốc độ giảm tỷ lệ sinh không năm nào đạt kế hoạch đề ra nên sức ép về dân số vẫn cao. Dân số tăng không chỉ kéo theo tăng cầu lƣơng thực mà còn tăng diện tích đất ở do san tách hộ ở nông thôn, làm giảm diện tích đất lúa.

Chính phủ Việt Nam đã nhận thức đúng về vai trò của ANLT, ATTP nên thời gian qua đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng bền vững thân thiện với môi trƣờng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Đã có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến nông nghiệp, ANLT và ATTP đã không ngừng đƣợc cải thiện, bổ sung nhƣng trên thực tế việc triển khai pháp luận còn nhiều hạn chế, khó khăn, nguyên nhân chính là vì hạn chế về nguồn lực thực hiện, chủ yếu là nguồn tài chính và nguồn nhân lực trình độ thấp.

Tại các vùng nông thôn, nhƣ xã Phú Minh ý thức chấp hành những khuyến cáo về sử dụng hóa chất, phân bón hóa học hay thuốc BVTV vẫn còn chƣa cao. Ý

68

thức bảo vệ môi trƣờng của một bộ phận nhỏ doanh nghiệp, hộ gia đình còn thấp khi hiện tƣợng xả nƣớc thải, xả rác thải rắn từ khu vực chuồng trại chăn nuôi, từ các cơ sở thủ công. Công tác giáo dục tuyên truyền, phổ biến pháp luật hay các qui định về bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nƣớc tới mọi ngƣời dân, đặc biệt đồng bào dân tộc còn hạn chế. Vì thế việc thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng còn chƣa nghiêm và chƣa hiệu quả.

Nhƣ vậy có thể thấy, Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều thách thức liên quan đến an ninh lƣơng thực- thực phẩm, đặc biệt là an ninh dinh dƣỡng khi khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo vẫn còn lớn. Biến đổi khí hậu dẫn tới thời tiết cực đoạn, xâm nhập mặn, hạn hán, ô nhiễm môi trƣờng do doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh còn thiếu trách nhiệm với xã hội…Tất cả những thách thức đó sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu không có ngay những giải pháp hiệu quả cho hiện tại và lâu dài.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh lương thực cho xã phú minh, huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)