1.2 .An ninh lƣơng thực ở Việt Nam
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
*Vị trí, địa lý và địa hình:
Xã Phú Minh nằm ở phía Bắc của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Phía đông giáp với xã Yên Quang và Yên Trung (huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội); phía tây giáp với xã Hợp Thịnh; phía nam giáp xã Hợp Thành và xã Phúc Tiến; phía Bắc giáp xã Khánh Thƣợng, Vân Hòa, Yên Bài, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Địa hình của xã Phú Minh thấp dần từ Đông sang Tây, độ cao trung bình từ 250 – 300m, có nơi cao đến 725m. Phía Tây địa hình bằng phẳng hơn, là nơi tập trung dân cƣ và phần lớn diện tích đất canh tác nông nghiệp của xã. Phia Đông Bắc và Tây Nam chủ yếu là đồi, núi xen kẽ, địa hình phức tạp hơn, có thế mạnh phát triển lâm nghiệp.
*Khí hậu: Khí hậu Phú Minh mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều và chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc do vậy xã Phú Minh có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, ngày nóng nhất có thể lên đến 390c – 400c. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4, ngày có nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 6 - 70c. Nhiệt độ bình quân năm là 230c thuận lợi cho phát triển cây vụ Đông.
39
- Lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.800 – 2.200 mm, tập trung vào đầu tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85 – 85,5% cả năm. Vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 có những cơn mƣa với cƣờng độ lớn gây ra lũ lụt ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Tháng 12 đến tháng 2 năm sau, lƣợng mƣa hầu nhƣ không đáng kể nên gây hạn hán cục bộ.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm là 84,5%; trung bình cao là 97,7%; trung bình thấp là 46,6%. Nhìn chung độ ẩm trong năm có trị số cao nên tình trạng ẩm ƣớt thƣờng xuyên dẫn đến nhiều loại bệnh gây hại cho cây trồng. Lƣợng nƣớc bốc hơi trung bình các tháng; 49 – 84 mm, trung bình năm 784,7 mm.
- Gió: Hƣớng gió chủ yếu là hƣớng Đông Nam trong mùa hè và hƣớng Đông Bắc trong mùa đông. Tốc độ gió trung bình tháng: 0,9 – 1,1 m/s, cao nhất vào tháng 4, tháng 8: 28m/s. Ít ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp.
*Thủy văn: Phú Minh có hệ thống sông suối đa dạng, có nhiều suối nhỏ nhƣ suối Quốc, suối Bu, ngòi Mom,…; đặc biệt địa bàn xã có một số đầm, hồ lớn, nƣớc ngầm từ khe núi: hồ Đồng Bài,… là nguồn cung cấp nƣớc tƣới cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên do chƣa đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi cho việc dự trữ và phân bổ nguồn nƣớc nên thƣờng xuyên thiếu nƣớc tƣới phục vụ tƣới tiêu vào mùa khô. Đây chính là yếu tố khó khăn nhất cho ngành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, ngƣời dân không chủ động đƣợc tƣới tiêu, cây trồng chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết nên tỷ lệ rủi ro rất cao.
*Đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên của xã Phú Minh là 1.990,64 ha trong đó:
Diện tích đất nông nghiệp 1733,61 ha, chiếm 87% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 278,91 ha; đất trồng cây hàng năm 215,71 ha; đất trồng lúa 163,10 ha; đất trồng cây hàng năm khác 52,61 ha; đất trồng cây lâu năm 63,19 ha; đất lâm nghiệp 1428,24 ha.
Diện tích đất phi nông nghiệp 251,54 ha, chiếm 12,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chƣa sử dụng 5,49 ha, chiếm 0,27 % tổng diện tích đất tự nhiên.
40
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Phú Minh năm 2016 -2018
Thứ tự Chỉ tiêu Mã Diện tích
(ha)
Tổng diện tích tự nhiên 1990,64
1 Đất nông nghiệp NNP 1733,61
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 278,91
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 215,71
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 163,10
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 52,61
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 63,19
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1428,24 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 874,90 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 553,34 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 22,93 1.4 Đất làm muối LMU - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 3,53
2 Đất phi nông nghiệp PNN 251,53
2.1 Đất ở OTC 74,56
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 74,56
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT -
2.2 Đất chuyên dùng CDG 158,68
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp CTS 0,73
2.2.2 Đất quốc phòng CQP -
2.2.3 Đất an ninh CAN 20,94
2.2.4
Đất công trình sự nghiệp DSN 1,57
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp CSK 51,57
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 83,87
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TTN 0,10
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,94
2.5 Đất sông, suối, ngòi kênh, rạch SON 9,26
3 Đất chưa sử dụng CSD 5,50
3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 5,50
Nguồn: số liệu kiểm kê đất đai của UBND xã, đến ngày 31/12/2018
41
Do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thất thƣờng, mƣa lớn tháng 6-8, gây nên tình trạng ngập úng cục bộ ở một số xứ đồng, dẫn đến khó khăn trong việc thâm canh tăng vụ. Tháng 12-2 thƣờng xẩy ra hạn cục bộ, gây khó khăn cho sản xuất vụ Đông- Xuân.
Mặc dù xã có hệ thống sông suối đa dạng, có nhiều suối nhỏ, một số đầm, hồ lớn, nƣớc ngầm từ khe núi nhƣng do chƣa chƣa đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi cho việc dự trữ và phân bổ nguồn nƣớc nên thƣờng xuyên thiếu nƣớc tƣới phục vụ tƣới tiêu vào mùa khô. Ngƣời dân không chủ động đƣợc tƣới tiêu, cây trồng chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết nên tỷ lệ rủi ro rất cao.
Hiệu quả sử dụng đất chƣa cao. Năm 2018 một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã bị chuyển mục đích sử dụng. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm, chƣa tận dụng triệt để đƣợc hệ thống ao, hồ, đập và mặt nƣớc chuyên dùng vào mục đích nuôi trồng thủy sản.