Ngay từ đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu kinh tế đã bước đầu tiếp cận với khái niệm tài sản vô hình bằng việc nhận diện được các giá trị vô hình của một số tài sản cụ thể. Theo thời gian, khái niệm về tài sản vô hình ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong các phân tích kinh tế và cho đến ngày nay, khái niệm này đã trở thành một thực tế khách quan, tồn tại và hiện hữu khi người ta nói về một tài sản nhất định, thậm chí khái niệm tài sản vô hình và giá trị của nó đã được thể chế hoá
trong các văn bản pháp lý ở một số quốc gia trên thế giới. Người ta nhắc đến rất nhiều loại tài sản sở hữu trí tuệ, các trái quyền (quyền tài sản) hay các quyền lợi của thành viên trong các Công ty, tập đoàn kinh tế... Vậy, tài sản vô hình là gì?
Theo Uỷ ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế thì “Tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế, chúng không có cấu tạo vật chất, mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với người sở hữu và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng”.
Càng ngày, giá trị tài sản vô hình trong mỗi doanh nghiệp càng lớn mạnh, có khi lớn hơn nhiều giá trị của những tài sản hữu hình.
Nếu như những năm 70 của thế kỷ XX, tỷ lệ trung bình giữa giá thị trường (dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường) với giá trị sổ sách (dựa vào bảng cân đối kế toán) của các Công ty là 1/1, thì theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế đến thời điểm hiện nay tỷ lệ này đã lên tới 6/1. Điển hình là Công ty Microsoft, năm 1996, tỷ lệ giữa giá trị thị trường với giá trị sổ sách lên tới 85/1; tỷ số này với Công ty Coca cola năm 1997 là 9/1.
Năm 2002, Tạp chí Business Week hợp tác cùng tập đoàn Interbrand công bố danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, cụ thể theo bảng dưới đây:
Đơn vị: Tỷ USD