Tài sản thế chấp dƣới góc độ là động sản và bất động sản 1 Tài sản thế chấp là động sản:

Một phần của tài liệu Output file (Trang 84 - 89)

3.2.1. Tài sản thế chấp là động sản:

Luật pháp các nước có cách định nghĩa và quy định về động sản khác nhau, chẳng hạn, BLDS và Thương mại Thái Lan, Điều 102 xác định: “Động sản là những vật có thể chuyển từ chỗ này qua chỗ khác, bất chấp do tự chúng hoặc do ngoại lực. Nó bao gồm cả sức mạnh tự nhiên có thể chiếm dụng được cũng như những quyền gắn với động sản” ; BLDS Nhật Bản quy định những vật không phải là bất động sản thì là động sản cũng như cách định nghĩa của dân luật nước ta. BLDS năm 2005, tại Điều 174 có đưa ra cách phân loại tài sản, theo đó:

“1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Đất đai;

b) Nhà, công trình gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Như vậy, bằng cách định nghĩa kiểu loại trừ như trên thì việc căn cứ vào đặc tính có thể di dời của động sản chưa hẳn đã phải là căn cứ duy nhất để xác định tài sản đó có phải là động sản hay không.

Nếu như trước đây, luật quy định động sản chỉ là đối tượng của quan hệ cầm cố thì nay, động sản có thể vừa là đối tượng cầm cố, vừa có thể là đối tượng thế chấp, cũng có khi có sự chuyển hoá giữa hai quan hệ này.

Khi thiết lập một quan hệ thế chấp đối với động sản, ngoài một số tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu cho vật như ôtô, xe máy…còn lại các tài sản khác đều không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của khách hàng vay. Và vì thế, bên nhận thế chấp không có cơ hội giữ những giấy tờ về tài sản, không xác lập được vật quyền lên tài sản đó. Chính vì vậy, để bảo đảm các quyền lợi cho Chủ nợ, BLDS nước Cộng hoà pháp đã không chấp nhận việc thế chấp nếu tài sản bảo đảm là động sản. Cụ thể, tại Điều 2119 quy định: “Động sản không thể đem thế chấp” . Nhưng BLDS và Thương mại Thái Lan lại tỏ ra mở rộng hơn khi quy định: “Những loại động sản dưới đây có thể được thế chấp, miễn là những động sản đó đã được đăng ký đúng luật:

1. Tàu hoặc thuyền có trọng tải lớn từ 6 tấn trở lên, sà lan máy hoặc tàu máy có trọng tải 5 tấn trở lên.

2. Những nhà nổi. 3. Gia súc lớn.

4. Bất kể động sản nào khác mà luật pháp quy định phải đăng ký cho mục đích đó” (Điều 703) .

BLDS Québec Canada năm 1994 cũng quy định việc thế chấp được thiết lập trên cả động sản và bất động sản (Điều 2660).

cách giải quyết vấn đề này như thế nào, để vừa đảm bảo thúc đẩy các giao dịch đồng thời bảo vệ tối đa cho Chủ nợ, mang lại sự bình ổn cho những quan hệ mà các bên xác lập? Nguyên lý pháp lý nào cần có để điều chỉnh quan hệ này? Đó chính là sự cần thiết phải có một quy trình, quy trình đăng ký giao dịch bảo đảm, mà theo đó, việc đăng ký thế chấp sẽ có tác dụng tích cực cho cả bên thế chấp và bên nhận thế chấp.

Thực tế cho thấy, việc yêu cầu có tài sản bảo đảm cho khoản tín dụng là một đòi hỏi khách quan và hợp lý của Chủ nợ để bảo đảm quyền lợi cho mình khi có khả năng xảy ra sự vi phạm nghĩa vụ từ phía con nợ. Theo đó, khi nắm trong tay tài sản của con nợ và tài sản đó được đăng ký giao dịch bảo đảm một cách hợp pháp thì chủ nợ sẽ có niềm tin và mạnh dạn hơn trong việc cấp các khoản tín dụng cho con nợ.

Còn đối với những người thứ ba, việc đăng ký thế chấp giúp cho các cá nhân, tổ chức khác có được những thông tin cần thiết trước khi quyết định tham gia vào một giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, và giúp họ tránh được những rủi ro có thể xảy ra do không biết tình trạng của tài sản thế chấp.

Mặt khác, nó cũng là cơ sở cho việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận thế chấp trong trường hợp dùng một tài sản để thế chấp cho nhiều chủ nợ, cũng như việc đưa ra quyết định nên hay không nên tham gia vào quan hệ, khi tài sản bảo đảm chỉ còn lại tỷ lệ rất khiêm tốn.

Việc đăng ký tài sản thế chấp đem lại các lợi ích sau đây cho các chủ thể tham gia giao dịch có liên quan đến tài sản đó:

Thứ nhất, về đối kháng lại với người thứ ba

Khi một tài sản là đối tượng của giao dịch bảo đảm thì về nguyên tắc, tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ (nếu các bên không có thỏa thuận khác), bên nhận thế chấp đã có quyền đối vật đối với tài sản đó.

Xét đến tính chất phức tạp về số lượng chủ thể tham gia, giá trị tài sản cũng như tiềm ẩn những tranh chấp có thể xảy ra, pháp luật quy định bắt buộc một số tài sản phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Chừng nào, không có những đăng ký giao dịch bảo đảm, thì những giao dịch, cam kết bảo đảm như vậy sẽ không có hiệu lực pháp luật đối với người thứ ba [16, tr. 17].

Ngoài ra, các chủ thể có thể đăng ký hoặc không đăng ký cho nhiều tài sản khác. Nếu mọi việc suôn sẻ khi các bên nghiêm chỉnh thực hiện mọi cam kết của mình thì không sao, nhưng khi có tranh chấp thì pháp luật sẽ bảo vệ những giao dịch có căn cứ pháp lý rõ nhất. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm giúp các chủ thể giảm thiểu thời gian chứng minh về sự tồn tại của giao dịch mà mình đã tham gia hay thực hiện. Do vậy, đăng ký giao dịch bảo đảm vừa là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của các chủ thể.

Thứ hai, về thứ tự ưu tiên thanh toán

Như đã trình bày ở phần một tài sản dùng để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ, Tôi đã đề cập tới ý nghĩa của hoạt động đăng ký thế chấp để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các chủ nợ có bảo đảm đối với những chủ nợ không có bảo đảm và giữa các chủ nợ có bảo đảm với nhau. Do vậy, xin phép không trình bày thêm ở mục này.

Thứ ba, về xác định tính hợp pháp của tài sản

Khi tiến hành đăng ký thế chấp, các chủ nợ có thể biết ngay được tài sản đó có bị hạn chế gì hay không. Tài sản đó có thể đã được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ khác hoặc tỷ lệ giá trị bảo đảm quá thấp, không an toàn cho khoản vay sắp tới.

Tuy nhiên, khi bên nhận thế chấp đi đăng ký giao dịch bảo đảm đối với những tài sản pháp luật không yêu cầu phải đăng ký, lập tức bị từ chối nên không có cơ chế nào để kiểm soát tài sản thế chấp. Cơ quan đăng ký chỉ tiến hành thủ tục

đăng ký giao dịch bảo đảm đối với những tài sản sau:

“a. Ô tô, xe máy, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác; các phương tiện giao thông đường sắt;

b. Tàu sông;

c. Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các hàng hoá khác, kim khí quý, đá quý;

d. Tiền Việt Nam, ngoại tệ;

đ. Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền;

e. Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác;

g. Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

h. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật; i. Lợi tức, các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố;

k. Các động sản khác theo quy định tại khoản 2 Điều 181 của Bộ Luật Dân sự”.

Yêu cầu đặt ra là chúng ta phải thiết lập được một mô hình đăng ký thông báo đối với động sản là một xu hướng có tính phổ biến, do các lợi thế mà hệ thống này đem lại, đặc biệt là trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế, bảo đảm giảm nhẹ chi phí quản lý, xây dựng hệ thống cơ quan đăng ký cũng như các chi phí liên quan đến việc đăng ký cho các bên liên quan đồng thời tăng cường trách nhiệm của

các bên tham gia giao dịch bảo đảm. Hệ thống đăng ký này phải được xây dựng trên phạm vi toàn quốc, công khai và tiện dụng nhất đối với mọi người dân, không phân biệt trình độ nhận thức và có nhu cầu thực ngay tại thời điểm đó hay không và tài sản đó không nhất thiết phải là những tài sản mà pháp luật yêu cầu đăng ký quyền sở hữu.

Theo số liệu thống kê trên Tại TP Hồ Chí Minh hiện nay, chỉ cần với 30.000đ, người có nhu cầu mua đất có thể biết ngay mảnh đất định mua có đang bị thế chấp hay không. Người dân chỉ cần tới Trung tâm Thông tin và Đăng ký nhà đất, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố .

Nguyên lý: Khi tài sản thế chấp là động sản, cần thiết lập một cơ chế đăng ký giao dịch bảo đảm công khai, tiện lợi và đồng bộ trên quy mô toàn quốc.

Một phần của tài liệu Output file (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)