Bảo đảm đối vật gồm chiếm hữu vật và không chiếm hữu thực tế vật

Một phần của tài liệu Output file (Trang 54 - 55)

Bảo đảm đối vật có nhiều biện pháp nhưng được nhắc đến nhiều nhất và sử dụng nhiều nhất vẫn là biện pháp cầm cố và thế chấp. Hai biện pháp này có sự khác biệt cơ bản đó chính là sự có chuyển giao hay không chuyển giao vật hay nói cách khác là có chiếm hữu vật hay không chiếm hữu vật. Ban đầu, cầm cố là biện pháp được mọi người sử dụng nhiều nhất, đó là cách thức con nợ giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho chủ nợ để làm bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự (Điều 326- BLDS 2005). Sau đó, người ta nhận thấy rằng không cần thiết lúc nào cũng phải chiếm giữ vật, việc vẫn để con nợ chiếm hữu và sử dụng tài sản trong thời gian mắc nợ đem lại nhiều lợi ích hơn cho bản thân con nợ cũng như nâng cao khả năng trả nợ. Chính vì vậy, pháp luật đưa ra biện pháp bảo đảm thế chấp để điều chỉnh nhóm quan hệ này. Đó là biện pháp mà bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao

nợ ngoài quyền ưu tiên đối với tài sản bảo đảm còn có thêm một quyền gọi là quyền theo đuổi cho phép họ có thể yêu cầu kê biên và phát mại tài sản để thu hồi nợ mà không cần quan tâm tới việc nó có còn do con nợ chiếm giữ hay không. Trong một vài trường hợp, quyền theo đuổi này được thay thế bằng quyền kiểm soát lưu thông tài sản, tức là: tài sản dùng làm vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không được phép chuyển nhượng hoặc chỉ được chuyển nhượng theo những thủ tục riêng và được tiến hành với sự tham gia của chủ nợ.

Một phần của tài liệu Output file (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)