3.1. Ứng dụng mô hình DCF trong các quyết định đầu tƣ tài sản dà
3.1.1. Đầu tư TSCĐ
Các loại dự án đầu tư thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ là những dự án thường gặp ở các doanh nghiệp. Dự án loại này thường có đặc điểm sau:
Thứ nhất, doanh thu không có biến động trừ khi đầu tư thiết bị mở rộng
quy mô sản xuất.
Thứ hai, chi phí sản xuất thì thay đổi khá nhiều như: tăng khấu hao do
đầu tư thiết bị mới, nhưng sẽ giảm chi phí như là chi phí nguyên vật liệu, nhân công (do quy trình và hệ thống thiết bị mới giúp tăng năng suất và giảm tiêu hao nguyên vật liệu). Và phần chênh lệch giữa tăng giảm chi phí này trong vòng đời dự án so với vốn đầu tư ban đầu chính là hiệu quả dự án.
Thứ ba, về mặt tài chính, đây không phải là dự án mở rộng quy mô sản
xuất nên việc phân tích hiệu quả tài chính không cần phải xem xét đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh hiện có mà chỉ cần xem xét đến phần lợi ích đầu tư. Tuy nhiên, chú ý trong quá trình phân tích thì lợi ích đầu tư thu được phải trừ đi phần thuế thu nhập để hiệu quả dự án được chính xác bởi lợi ích đầu tư thu được là phần lợi nhuận trước thuế.
3.1.1.1. Dự án đầu tư thiết bị thay thế thiết bị cũ
Vẫn theo dự án “Đầu tư thiết bị xây dựng thay thế thiết bị cũ” của Công ty ACC, qua tìm hiểu thì tác giả đã thu thập được thêm một số thông tin sau:
Công ty có 02 máy trạm trộn bê tông nhựa nóng nguyên giá mua là 2.738.095.000 đồng, 02 máy trải bê tông SP 500 nguyên giá mua là 5.256.632.605 đồng, 02 máy trạm trộn bê tông xi măng với nguyên giá mua là 3.686.150.000 đồng. Cả 6 máy trên đã khấu hao hết. Nếu thanh lý ngay thì giá 6 máy cũ trên thị trường hiện tại được các chuyên gia ước tính là khoảng 1.000.000.000 đồng. Nếu để máy cũ tiếp tục hoạt động nữa thì hàng năm phải bảo dưỡng máy móc và ước tính chỉ có thể dùng thêm 2 năm nữa. Doanh thu trung bình của 6 thiết bị hàng năm: 90.361.827.000 đồng.
* Đầu tƣ máy mới:
Mục đích của dự án là thay thế hệ thống cũ để giảm chi phí nguyên vật liệu, giảm tiền bảo trì bảo dưỡng máy móc liên tục, tăng năng suất lao động của công nhân từ đó tăng hiệu quả kinh doanh. Giá của 6 máy mới như sau: 02 máy trạm trộn bê tông nhựa nóng giá 3.535.000.000 đồng, đầu tư 02 máy trải bê tông SP 500 giá 6.845.000.000 đồng, đầu tư 02 máy trạm trộn bê tông xi măng giá là 4.358.000.000 đồng. Tổng đầu tư mới 14.738.000.000 đồng. Khấu hao trong 15 năm. Các chuyên gia ước tính giá trị thanh lý dự kiến khi hết thời gian sử dụng là khoảng 2.000.000.000 đồng. Doanh thu trung bình của 06 thiết bị hàng năm vẫn là 90.361.827.000 đồng. Thuế TNDN là 25%.
- Nguồn đầu tư TSCĐ mới:
+ Nguồn vốn hỗ trợ của Bộ tài chính: 10.000.000.000 đồng + Nguồn vốn khấu hao của công ty : 4.738.000.000 đồng.
- Biến động về chi phí như sau:
+ Chi phí hoạt động tiết kiệm được (do tiêu hao nhiên liệu ít hơn, chi phí nhân công tiết kiệm do không dán đoạn thời gian sửa chữa máy móc thiết bị). Trong đó, hệ thống mới hiện đại nên giảm được lương công nhân trung bình 9 triệu đồng / tháng (9 triệu x 12 tháng = 108 triệu / năm), nhiên liệu tiêu hao giảm được trung bình 12 triệu/ tháng (12x12 tháng = 144 triệu / năm). Sửa chữa thiết bị sẽ gián đoạn thời gian làm việc nên khi mua máy mới thì tiết
kiệm được khoản chi phí gián đoạn thời gian làm việc (bao gồm tiền lương nhân công và chi phí sửa chữa thay thế phụ tùng của 6 máy cũ) trong 1 tháng trung bình là 40.400.000 đồng.
+ Chi phí tăng thêm là chi phí khấu hao máy mới.
* Yêu cầu: Phân tích hiệu quả tài chính dự án để xem có nên đầu tư thiết bị mới hay không?
Như tác giả đã trình bày, do đây là dự án mua sắm TSCĐ mới để thay thế TSCĐ cũ nên việc phân tích hiệu quả tài chính không cần phải xét đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh hiện có, mà chỉ cần xét đến phần lợi ích đầu tư. Tác giả lập bảng thông tin dự án như sau:
Bảng 3.1: Thông tin dự án đầu tư thiết bị mới thay thế thiết bị cũ
* Tổng mức đầu tƣ (đồng) 14.738.000.000
* Wacc 14%
* Chi phí sau đầu tƣ
- Tiết kiệm chi phí nhiên liệu / tháng (đồng/tháng) 12.000.000 - Tiết kiệm chi phí gián đoạn thời gian làm việc (chi
phí nhân công và chi phí sửa chữa) (đồng / tháng) 40.400.000 - Tiết kiệm lương công nhân / tháng (đồng / tháng) 9.000.000 - Giá trị thu thanh lý hệ thống cũ (đồng) 1.000.000.000 - Giá trị thu thanh lý hệ thống mới đầu tư (đồng) 2.000.000.000
* Doanh thu (đồng) 90.361.827.000
Tiếp theo, tác giả lập bảng khấu hao thiết bị đầu tư mới như sau:
Bảng 3.2: Khấu hao thiết bị đầu tư mới thay thế thiết bị cũ
Mức khấu hao mới / năm (đồng / năm) 982.533.333
Số năm khấu hao 15
Tổng khấu hao (đồng) 14.738.000.000
Bảng 3.3 : Mức tiết kiệm sau đầu tư dự án thiết bị mới thay thế thiết bị cũ (đơn vị tính: đồng)
Năm 1 Năm 2 ... Năm 14 Năm 15 Tổng
+ Tiết kiệm chi phí nhiên liệu 144.000.000 144.000.000 ... 144.000.000 144.000.000 2.160.000.000 + Tiết kiệm chi phí gián
đoạn thời gian làm việc
484.800.000 484.800.000 ... 484.800.000 484.800.000 7.272.000.000 + Tiết kiệm lương công
nhân 108.000.000 108.000.000 ... 108.000.000 108.000.000 1.620.000.000 Tổng mức tiết kiệm 736.800.000 736.800.000 ... 736.800.000 736.800.000 11.052.000.000 Khấu hao 982.533.333 982.533.333 … 982.533.333 982.533.333 14.738.000.000 Thu thanh lý thiết bị cũ, mới 1.000.000.000 ... 2.000.000.000 3.000.000.000
Lợi nhuận tăng thêm 754.266.667 (245.733.333) ... (245.733.333) 1.754.266.667 (686.000.000)
Thuế thu nhập doanh nghiệp 188.566.667 (61.433.333) (61.433.333) 438.566.667 (171.500.000)
Lợi nhuận sau thuế 565.700.000 (184.300.000) ... (184.300.000) 1.315.700.000 (514.500.000)
Trong đó: Lợi nhuận tăng thêm = tổng mức tiết kiệm – khấu hao + thu thanh lý thiết bị mới, cũ Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận tăng thêm – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Sau đó, tác giả tiến hành lập bảng dòng tiền dự án, căn cứ vào đó để tính NPV và IRR của dự án. Tỷ lệ chiết khấu tại công ty là 14%, dự án này công ty không phải vay vốn. Có bảng dòng tiền dự án như sau:
Bảng 3.4 : Dòng tiền dự án (tính NPV, IRR) thiết bị mới thay thế thiết bị cũ (đơn vị tính: đồng)
Năm 0 Năm 1 Năm 2 ... Năm 14 Năm 15 TỔNG
I. Dòng tiền chi ...
Chi đầu tư 14.738.000.000 ... 14.738.000.000
II. Dòng tiền thu ...
Thu hoạt động SXKD 1.548.233.333 798.233.333 ... 798.233.333 2.298.233.333 14.223.500.000
III. Cân đối dòng tiền (14.738.000.000) 1.548.233.333 798.233.333 ... 798.233.333 2.298.233.333 (514.500.000) Dòng tiền chiết khấu
(hệ số CK 14%) 1.358.099.415 614.214.630 127.485.837 321.974.405 5.770.922.685
Trong đó, khoản thu hoạt động SXKD bao gồm: khấu hao và lợi nhuận sau thuế. Từ bảng dòng tiền dự án, tính được NPV của dự án bằng cách lấy 5.770.922.685 trừ đi chi đầu tư 14.738.000.000 được NPV của dự án là (8.967.077.315). Hoặc có thể tính bằng công thức excel cũng có kết quả NPV như vậy và IRR là -0.4%.
Kết luận: NPV của dự án âm, IRR của dự án cũng âm. Như vậy, dự án đầu tư này không nên đầu tư, hay nói cách khác
Như vậy, trong bước lập Hồ sơ dự án “Đầu tư thiết bị xây dựng” công ty nên sử dụng mô hình DCF để tính các chỉ tiêu phù hợp với việc ra quyết định đầu tư TSCĐ.
3.1.1.2. Dự án đầu tư thiết bị mới
Vẫn theo dự án “Đầu tư mới thiết bị xây dựng để mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty ACC”. Thông qua số liệu cho sẵn của Công ty ACC và giữ nguyên hệ số chiết khấu của công ty là 8%, tác giả tính toán hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Trước tiên, tính toán dòng tiền của dự án đầu tư:
Bảng 3.5: Dòng tiền dự án đầu tư mới thiết bị để mở rộng SXKD
(đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu Năm thứ 0 Năm thứ 1 ... Năm thứ 10
DÒNG TIỀN THEO QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƢ
Dòng vào (Doanh
thu + Khấu hao) 62.056.425.000 62.056.425.000
Dòng ra
Chi phí 20.564.250.000 53.467.710.000 53.467.710.000
Chi thuế TNDN 1.829.041.200 1.829.041.200
CL dòng vào - ra (20.564.250.000) 6.759.673.800 6.759.673.800
DÒNG TIỀN VAY & TRẢ NỢ NGÂN HÀNG
Vay ngân hàng 0 0
Trả nợ gốc 0 0
Trả lãi 0 0
CL dòng vào - ra 0 0
DÒNG TIỀN THEO QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƢ
CL dòng vào - ra (20.564.250.000) 6.759.673.800 6.759.673.800
Đối với dự án này là dự án không phát sinh khoản vay, cho nên dòng tiền theo quan điểm tổng đầu tư chính là dòng tiền theo quan điểm chủ đầu tư.
Bảng 3.6 : Bảng tính NPV của dự án đầu tư thiết bị mở rộng SXKD (đơn vị tính: đồng)
Năm thứ Năm thứ 0 Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4
Dòng tiền TMĐT -20.564.250.000 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 Dòng tiền TMĐT CK -20.564.250.000 6.258.957.222 5.795.330.761 5.366.047.001 4.968.562.038 Lũy kế dòng tiền
TMĐT có CK -20.564.250.000 -14.305.292.778 -8.509.962.016 -3.143.915.015 1.824.647.023
Năm thứ Năm thứ 5 Năm thứ 6 Năm thứ 7 Năm thứ 8 Năm thứ 9 Năm thứ 10
Dòng tiền TMĐT 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 Dòng tiền TMĐT
CK (Hệ số = 8%) 4.600.520.406 4.259.741.116 3.944.204.737 3.652.041.424 3.381.519.837 3.131.036.886 Lũy kế dòng tiền
TMĐT có CK 6.425.167.429 10.684.908.545 14.629.113.282 18.281.154.706 21.662.674.543 24.793.711.428 Theo bảng tính toán trên thì NPV dự án là : 24.793.711.428. Kết quả tính NPV của Công ty ACC là: 10.994.932.287 đồng. Như vậy, chênh lệch là 13.798.779.141 đồng. Có sự chênh lệch đó là do Công ty ACC tính toán dòng tiền trên cơ sở lợi nhuận sau thuế, cụ thể là lấy lợi nhuận sau thuế chiết khấu với hệ số 8% về hiện tại, sau đó cộng tổng số tiền lợi
nhuận sau thuế đã chiết khấu về hiện tại là 31.559.182.287. Tiếp theo, Công ty ACC lấy số lợi nhuận lũy kế sau khi chiết khấu về hiện tại 31.559.182.287 trừ đi số tiền đầu tư (20.564.250.000)thì ra kết quả NPV là 10.994.932.287 đồng. Trong quá trình tính toán thì tác giả giữ nguyên hệ số chiết khấu là 8% của công ty để nhìn thấy cùng một số liệu nhưng do công ty hiểu sai dẫn đến cách tính khác nhau. Với dự án không vay vốn này, hệ số chiết khấu phải là 14% (chi phí vốn chủ sở hữu). Thay hệ số chiết khấu 14%, tác giả tính được NPV của dự án này phải là 14.694.990.272 đồng. Như vậy, chênh lệch tăng 3.700.057.985 đồng so với cách tính của công ty. Tiếp theo, tính NPV, IRR và MIRR:
Bảng 3.7: Tính toán IRR của dự án đầu tư thiết bị mở rộng SXKD (đơn vị tính: đồng)
- Với r1 = 30% thì NPV1 = 333.548.553 đồng Năm thứ 0 1 2 3 Dòng tiền TMĐT -20.564.250.000 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 Dòng tiền TMĐT CK (Hệ số 30%) -20.564.250.000 5.199.749.077 3.999.806.982 3.076.774.602 Lũy kế dòng tiền TMĐT có CK -20.564.250.000 -15.364.500.923 -11.364.693.941 -8.287.919.339 Năm thứ 4 5 6 7 Dòng tiền TMĐT 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 Dòng tiền TMĐT CK (Hệ số 30%) 2.366.749.694 1.820.576.687 1.400.443.606 1.077.264.312 Lũy kế dòng tiền TMĐT có CK
Năm thứ 8 9 10 Dòng tiền TMĐT 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 Dòng tiền TMĐT CK (Hệ số 30%) 828.664.855 637.434.504 490.334.234 Lũy kế dòng tiền TMĐT có CK -794.220.185 -156.785.681 333.548.553 - Với r2 = 31% thì NPV2 = -223,896,063 đồng Năm thứ 0 1 2 3 Dòng tiền TMĐT -20.564.250.000 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 Dòng tiền TMĐT CK (Hệ số 31%) -20.564.250.000 5.160.056.336 3.938.974.302 3.006.850.612 Lũy kế dòng tiền TMĐT có CK -20.564.250.000 -15.404.193.664 -11.465.219.362 -8.458.368.750 Năm thứ 4 5 6 7 Dòng tiền TMĐT 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 Dòng tiền TMĐT CK (Hệ số 31%) 2.295.305.811 1.752.141.840 1.337.512.855 1.021.002.180 Lũy kế dòng tiền TMĐT có CK -6.163.062.939 -4.410.921.098 -3.073.408.243 -2.052.406.063
Năm thứ 8 9 10 Dòng tiền TMĐT 6.759.673.800 6.759.673.800 6.759.673.800 Dòng tiền TMĐT CK (Hệ số 31%) 779.390.977 594.954.944 454.164.079 Lũy kế dòng tiền TMĐT có CK -1.273.015.086 -678.060.142 -223.896.063 Vậy IRR = r1 + (r2 - r1) x NPV1 / (NPV1- NPV2) IRR = 30% + (31% - 30%) x 333.548.553 / (333.548.553 +223.896.063) = 30,598% (xấp xỉ 31%)
Hoặc có thể dễ dàng tính được IRR bằng excel cũng có kết quả IRR là 30,593% (xấp xỉ 31%), chỉ lệch 0,0057% so với cách tính thủ công. IRR công ty ACC tính được là 18,78%, chênh lệch xấp xỉ 12%. Có sự chênh lệch đó là do công ty hiểu sai dòng tiền, tính trên cơ sở LNST. Đây là sự nhầm lẫn cơ bản bởi LNST không phải là dòng tiền doanh nghiệp.
* Tính toán MIRR của dự án như sau:
Với suất chiết khấu 14% tính toán MIRR bằng excel có kết quả MIRR là 20%. Công ty ACC hiện tại không tính MIRR.
Kết luận: Việc hiểu sai dòng tiền dự án, sai hệ số chiết khấu đã làm sai lệch kết quả tài chính dự án. Đã đến lúc Công ty ACC cần phải sửa đổi cách làm cũ để giúp cho lãnh đạo công ty dễ dàng hơn trong việc ra quyết định đầu tư.