Hiện tại, Công ty ACC đang đầu tư tài sản dài hạn với các dự án đầu tư tài sản cố định, tài sản tài chính.
Thứ nhất, đối với tài sản cố định. Với dự án đầu tư thiết bị mới thay thế thiết bị cũ thì việc tính toán còn sơ sài và chưa chính xác. Vì vậy, để xác định hiệu quả tài chính dự án đầu tư thiết bị mới thay thế thiết bị cũ thì công ty cần tính suất chiết khấu, xác định dòng tiền dự án, tính NPV và IRR. Với dự án đầu tư thiết bị mới để mở rộng sản xuất thì công ty cần xác định đúng dòng tiền luân chuyển (không tính trên cơ sở lợi nhuận sau thuế như hiện nay), xác định suất chiết khấu, tính NPV, IRR, MIRR để xác định hiệu quả tài chính dự án.
Thứ hai, đối với dự án đầu tư tài sản tài chính (dự án góp vốn liên doanh hiện tại ở công ty) thì công ty cần xác định suất chiết khấu, xác định dòng tiền, tính NPV, IRR, MIRR, thời gian hoàn vốn, thời gian hoàn vốn có chiết khấu để đánh giá được hiệu quả tài chính dự án.
Để ứng dụng tốt mô hình DCF tại công ty thì công ty cần khắc phục những hạn chế bằng những giải pháp từ phía công ty mà tác giả đã nêu ở trên.
Tóm tắt chƣơng 3
Việc ứng dụng mô hình DCF là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty Xây dựng công trình hàng không trong nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay. Trong chương này, tác giả đề cập đến việc ứng dụng mô hình DCF trong các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty Xây dựng công trình hàng không và những giải pháp để ứng dụng tốt nhất mô hình DCF. Đó là các nhóm giải pháp về thị trường và nhóm giải pháp từ phía Công ty Xây dựng công trình hàng không.
KẾT LUẬN
Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong những năm tới. Để đất nước phát triển nhanh và bền vững thì mỗi doanh nghiệp phải tăng trưởng và phát triển. Mà sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào các quyết định đầu tư đúng của nhà quản trị.
Trong nhiều năm qua, Công ty ACC đã nỗ lực cố gắng để phát triển và đã đạt được những thành tựu đáng kể, khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Song, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì công ty có nhiều cơ hội hợp tác và phát triển nhưng cũng phải đối đầu với không ít khó khăn bởi cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hoạt động đầu tư tài sản dài hạn là một hoạt động vô cùng quan trọng trong sự phát triển của công ty. Do vậy, việc ứng dụng mô hình DCF trong việc tính toán hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư là một nhu cầu cấp thiết. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành một số vấn đề sau:
Về mặt lý luận, luận văn đã tổng hợp và hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản dài hạn, các quyết định đầu tư tài sản dài hạn, mô hình chiết khấu dòng tiền ứng dụng cho các quyết định đầu tư tài sản dài hạn.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã nghiên cứu đặc điểm kinh doanh, thực trạng quá trình ra quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty Xây dựng công trình hàng không ACC. Trên cơ sở đó, luận văn đã đánh giá thực trạng việc ra quyết định đầu tư tài sản dài hạn, nêu lên các kết quả đạt được, những ưu điểm, những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã ứng dụng mô hình DCF vào việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án đầu tư tại Công ty
ACC. Để mô hình DCF được ứng dụng tốt nhất tại Công ty ACC, luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản như giải pháp về thị trường, giải pháp về phía Công ty ACC và một số vấn đề quan trọng cần chú ý khi ứng dụng mô hình DCF như là sự phù hợp của lãi suất chiết khấu ứng với các trường hợp của dòng tiền dự án và việc xác định suất chiết khấu tại Việt Nam hiện nay.
Luận văn được nghiên cứu nghiêm túc và có tính khả thi cao. Với hy vọng được áp dụng trong thực tiễn tại Công ty ACC, các kết quả nghiên cứu trên sẽ góp phần quan trọng giúp nhà quản trị ra quyết định đầu tư đúng đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Nói cách khác, mô hình DCF cung cấp cho công ty một công cụ đắc lực để thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tấn Bình (2007), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Tấn Bình (2008), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Tấn Bình (2009), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hải Bình (2007), “Đánh giá hiệu quả thị trường chứng khoán Việt Nam qua mô hình định giá tài sản CAPM”, Nghiên cứu tài chính - kế toán, (Số 90), Tr. 40-43.
5. Nguyễn Việt Dũng (2007), “Định giá cổ phiếu: vận dụng linh hoạt mô hình chiết khấu cổ tức vào thực tiễn thị trường chứng khoán Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, (Số 7), Tr. 14-17.
6. Eugene F.Brigham, Joel F.Houston, Nguyễn Thị Cành (dịch thuật) (2009),
Quản trị tài chính, Nxb Đại học Florida, USA.
7. Trần Thị Thái Hà (2005), Đầu tư tài chính, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Trần Thị Thái Hà (2009), Các thị trường và định chế tài chính, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Dương Hữu Hạnh (2009), Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
10. Quách Mạnh Hào (2009), “Tìm kiếm mô hình định giá tài sản Việt Nam”,
Tạp chí Tài chính, (Số 5), Tr.45-47.
11. Đinh Thế Hiển (2008), Quản trị tài chính - Đầu tư, Viện nghiên cứu tin học & kinh tế ứng dụng, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
12. Lý Thị Thu Hiền (2007), Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác
định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ QTKD.
13. Nguyễn Thị Việt Hồng (2006), “Giới thiệu phương pháp tính giá trị tài sản cố định và thử nghiệm vào Việt Nam”, Thông tin Khoa học thống kê, (Số 4), Tr. 20-24.
14. Đàm Văn Huệ (2005), “Vận dụng phương pháp tính lãi suất chiết khấu dự án đầu tư vào thực tiễn”, Kinh tế & phát triển, (Số 102), Tr 32-35. 15. La Hường (2009), “Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong thời kỳ hội
nhập và suy thoái kinh tế”, Chứng khoán Việt Nam, (Số 6), Tr.28-30. 16. An Huy (2009), “Phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ”, Chứng
khoán việt nam, (Số 4), Tr. 7-10.
17. An Huy (2009), “Hoàn thiện chế độ công bố thông tin”,Chứng khoán Việt nam, (Số 5), Tr. 3-5.
18. Nguyễn Thị Minh Huyền (2009), “Xác định giá trị cộng hưởng khi sáp nhập doanh nghiệp”, Kinh tế và dự báo, (Số 4), Tr. 39-42.
19. Vũ Quang Kết (2007), TS. Nguyễn Văn Tấn, Quản trị tài chính, Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông, Hà Nội.
20. Nguyễn Thế Khải (2005), “Một số vấn đề về xác đinh giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu”, Tài chính, (Số 2), Tr. 24-25, 27.
21. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
22. Michael E.S. Frankel (2009), Thủy Nguyệt (dịch thuật), M&A Mua lại và
sáp nhập Thông Minh, Nxb Tri thức, Hà Nội.
23. Michael E.S.Frankel (2009), Minh Khôi & Xuyến Chi (dịch), M&A Mua
24. Bùi Thanh Lam (2007), “M&A - Tìm lối ra đường lớn”, Tài chính doanh nghiệp, (Số 8), Tr. 22-26.
25. Nguyễn Hồng Minh (2009), “Cách tiếp cận mới trong xác định wacc đối với các dự án đầu tư”, Kinh tế phát triển, (Số 7), Tr. 38-41.
26. Trần Xuân Nam (2006), “Xác định giá trị cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do”, Chứng khoán Việt Nam, (Số 10), Tr. 36- 38.
27. Lê Hoàng Nga (2009), “Thị Trường trái phiếu Doanh nghiệp Việt Nam”,
Chứng khoán Việt Nam, (Số 3), Tr. 6-10.
28. Bá Nguyễn (2007), “M & A và những rủi ro tiềm ẩn”, Nhà quản lý, (Số 51), Tr. 30-31.
29. Tạ Minh Phương (2008), “Định giá tài sản vô hình”, Chứng khoán Việt Nam, (Số 9), Tr. 8-13.
30. Nguyễn Đình Quế (2008), Chiến lược tài chính trong quản trị kinh doanh, Nxb Tài chính, TP Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
32. Văn Tạo (2007), “Làm gì để công khai, minh bạc về tình hình tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập wto”,
Thị trường Tài chính tiền tệ, (Số 17), Tr. 21-23.
33. Vũ Như Thăng (2009), “Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam: định hướng hoàn thiện”, Tài chính, (Số 2), Tr. 33-37.
34. Trần Tất Thành (2008), “Bàn về lãi suất chiết khấu trong mối quan hệ với dòng tiền của dự án”, Kinh tế & phát triển, (Số 128), Tr.31-34.
35. Vũ Công Tuấn (2007), Phân tích kinh tế dự án đầu tư, Nxb Tài chính, Hà Nội.
37. Tài liệu Báo cáo tài chính (2009), Công ty ACC.
38. Tài liệu Hồ sơ dự án chung cư 26 (2009), Công ty ACC. 39. Tài liệu Hồ sơ đầu tư thiết bị mới (2008), Công ty ACC.
40. Tài liệu Hồ sơ đầu tư thiết bị thay thế thiết bị cũ (2009), Công ty ACC. 41. Tài liệu Kế hoạch sản xuất kinh doanh (2008-2009), Công ty ACC. 42. Tài liệu Kế hoạch sản xuất kinh doanh (2009-2010), Công ty ACC. 43. Tài liệu Sổ tay chất lượng ISO, Công ty ACC.
Tiếng anh
44. Robert C. Higgins (2007), Analysis for Financial management, McGraw- Hill, USA.
45. William E. Fruhan (2008), Financial Management overview, Harvard University, USA.