Khái niệm về an ninh con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đảm bảo an ninh con người thông qua hoạt động đào tạo tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu, phòng giao dịch trần quốc toản (Trang 27 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.1. Lý luận cơ bản về an ninh con ngƣời

1.1.2 Khái niệm về an ninh con ngƣời

Thực tế, có rất nhiều nghiên cứu và cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm an ninh con ngƣời. Trên thế giới, quan niệm về an ninh con ngƣời của UNDP và EU ra đời sớm và

nhận đƣợc sự công nhận rộng rãi nhất. Theo UNDP (1994) an ninh con ngƣời theo nghĩa rộng hàm ý về một tình trạng ngƣời dân không bị những đe dọa kinh niên nhƣ đói nghèo, bệnh tật, sự trấn áp (những thứ cần đầu tƣ phát triển trong dài hạn) và những tai nạn bất ngờ (đòi hỏi sự can thiệp tức thời từ bên ngoài). Quan điểm này đƣợc xem là sự phát triển rộng về mặt nội hàm so với quan điểm theo nghĩa hẹp trƣớc đây, dừng lại ở an ninh lãnh thổ trƣớc sự xâm lƣợc từ bên ngoài, ở việc bảo vệ lợi ích dân tộc trong chính sách đối ngoại và ở an ninh toàn cầu trƣớc đe dọa hủy diệt hạt nhân. Cùng với sự phát triển của nội hàm khái niệm an ninh, quan điểm về an ninh con ngƣời của UNDP năm 1994 cũng liệt kê 7 thành tố của an ninh con ngƣời, bao gồm: (i) An ninh kinh tế trƣớc mối đe dọa nghèo khổ; (ii) An ninh lƣơng thực trƣớc mối đe dọa đói kém; (iii) An ninh sức khỏe trƣớc mối đe dọa thƣơng tích và bệnh tật; (iv) An ninh môi trƣờng trƣớc mối đe dọa ô nhiễm, xuống cấp môi trƣờng và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên; (v) An ninh cá nhân trƣớc các hình thức đe dọa bạo hành khác nhau; (vi) An ninh cộng đồng trƣớc các mối đe dọa từ văn hóa; (vii) An ninh chính trị trƣớc sự bị trấn áp về chính trị. Còn theo Học thuyết về an ninh con ngƣời (2004) của Liên minh Châu Âu xác định 5 mối đe dọa chính, bao gồm: (i) Chủ nghĩa khủng bố; (ii) Việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; (iii) Các cuộc xung đột khu vực; (iv) Các nhà nƣớc suy yếu không làm trọn nhiệm vụ; (v) Tội phạm có tổ chức.

Từ những quan điểm về an ninh con ngƣời của giới học giả trên Thế giới, các học giả và nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đƣa ra những quan điểm khác nhau về nội hàm khái niệm an ninh con ngƣời. Theo Vũ Dƣơng Ninh (2009) an ninh con ngƣời đƣợc nhìn nhận từ hai góc độ: (1) sự an toàn của con ngƣời trƣớc những nguy cơ lâu dài nhƣ đói khát, dịch bệnh, chiến tranh và sự áp bức; (2) sự bảo vệ con ngƣời trƣớc những đe doạ bất thƣờng và nguy hại trong khuôn khổ gia đình, nơi làm việc hay cộng đồng. Nó không chỉ là không có xung đột bạo lực mà còn phải bảo đảm quyền con ngƣời, sự quản lý tốt của nhà nƣớc, cơ hội tiếp cận với các điều kiện thuận lợi về giáo dục, y tế và sự lựa chọn điều kiện phát huy năng lực của mỗi cá nhân. Mặc dù còn nhiều quan điểm tranh luận khác nhau, nhƣng theo tác giả hầu nhƣ các nhà nghiên cứu dễ dàng gặp nhau trong quan niệm về nội hàm của an ninh con ngƣời bao gồm 7 lĩnh vực là kinh tế, lƣơng thực, sức khoẻ, môi trƣờng, cá nhân, cộng đồng và chính trị. Còn Theo Trần Việt Hà (2016) thì: “an ninh con ngƣời đƣợc hiểu là việc bảo vệ các quyền cơ bản của con ngƣời trƣớc những nguy cơ xâm hại, đe dọa; nhờ việc đƣợc bảo vệ nhƣ vậy, mỗi cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung có đƣợc đời sống yên ổn và cơ hội phát triển”. tác giả cũng nêu quan điểm của mình về vai trò của nhà nƣớc trong việc bảo đảm an ninh con ngƣời và việc bảo đảm an ninh con ngƣời trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Kế thừa và phát triển sáng tạo quan điểm về an ninh nói chung và an ninh con ngƣời nói riêng, Theo PGS.TS Hoàng Đình Phi (2015) thì an ninh con người được hiểu là trạng

thái đảm bảo sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của con người trước các mối đe dọa trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập, biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu. Trong đó,

07 yếu tố cấu thành, tác động đến an ninh con ngƣời từ nhiều góc độ, phƣơng diện khác nhau, tùy theo hoàn cảnh không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng ngƣời, từng cộng đồng ngƣời nhất định, cụ thể:

- An ninh kinh tế: bảo đảm cho con ngƣời về mặt an sinh xã hội, việc làm, nhất là thu nhập của ngƣời lao động, tạo điều kiện cơ sở vật chất thực hiện, bảo đảm cuộc sống, bảo đảm quyền sống và phát triển;

- An ninh lƣơng thực: bảo đảm cho con ngƣời không bị đói, cung cấp đủ chất dinh dƣỡng cho con ngƣời, bảo đảm mọi ngƣời đều có cơ hội và khả năng cung ứng lƣơng thực;

- An ninh sức khỏe: bảo đảm an toàn cho con ngƣời trƣớc mọi nguy cơ đe dọa về mặt sức khỏe thể chất (thể lực) và sức khỏe tinh thần (trí lực);

- An ninh môi trƣờng: bảo đảm môi trƣờng sống cho con ngƣời;

- An ninh cá nhân: bảo đảm cho mỗi cá nhân trƣớc nguy cơ đe dọa từ hành vi bạo lực;

- An ninh cộng đồng: bảo đảm cho từng công dân sinh sống trong một cộng đồng an toàn;

- An ninh chính trị: bảo đảm sự ổn định chính trị- xã hội, là tiền đề để bảo đảm, thực thi quyền con ngƣời, con ngƣời đƣợc an toàn, tự do, phát triển cả về thể chất và tinh thần.

Về cơ bản, nội hàm khái niệm an ninh con ngƣời của PGS.TS. Hoàng Đình Phi đã có sự kế thừa từ quan điểm về an ninh con ngƣời của UNDP công bố trong báo cáo phát triển con ngƣời năm 1994 và học thuyết an ninh con ngƣời của Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, trong kết quả nghiên cứu của mình tác giả cũng đã có những phát triển sáng tạo trong việc làm rõ khái niệm, nội hàm, bối cảnh ra đời, các mối đe dọa và các công cụ chính góp phần đảm bảo an ninh con ngƣời trong doanh nghiệp hiện nay. Đây thực sự là những luận điểm quan trọng, làm cơ sở lý thuyết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của tác giả luận văn. Vì vậy, trong phạm vi của luận văn, tác giả đã sử dụng các kết quả nghiên cứu về an ninh con ngƣời nói chung và an ninh con ngƣời trong doanh nghiệp làm cơ sở lý thuyết để giải quyết mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn.

Bảng 1.2. Một số lĩnh vực an ninh doanh nghiệp trong ANPTT TT AN tài chính của DN AN công nghệ của

DN

AN con ngƣời của DN

AN thƣơng hiệu của DN

1

Khái niệm cơ bản

Khái niệm mới trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, biến đổi toàn cầu

Khái niệm mới trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, biến đổi toàn cầu

Khái niệm mới trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, biến đổi toàn cầu

Khái niệm mới trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, biến đổi toàn cầu

2 Mục tiêu chính Phòng tránh đƣợc các rủi ro tài chính, đảm bảo nguồn lực tài chính để cạnh tranh bền vững Phát triển, bảo vệ và sử dụng hiệu quả các năng lực công nghệ để cạnh tranh bền vững Phát triển, sử dụng an toàn và hiệu quả nguồn nhân lực để cạnh tranh bền vững Xây dựng, sử dụng, bảo vệ, phát triển, thƣơng hiệu để cạnh tranh bền vững 3 Chủ thể

chính Các chủ doanh nghiệp Các chủ doanh nghiệp Các chủ doanh nghiệp Các chủ doanh nghiệp

4 Công cụ chính

Điều lệ công ty; Chiến lƣợc tài chính của DN; Quy chế kiểm soát thu chi và Quy trình quản trị rủi ro.

Chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc công nghệ; Quy trình quản trị công nghệ và Quy chế bảo mật công nghệ. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực; Quy trình quản trị nguồn nhân lực và Quy trình giám sát nhân lực.

Chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc thƣơng hiệu; Đăng ký bảo hộ và Quy chế quản trị thƣơng hiệu. 5 Mối đe dọa chính

Mất cân đối thu chi; Khủng hoảng KT-TC lớn nhỏ; Tham nhũng nội bộ; Lừa đảo tài chính, kinh doanh.

Năng lực công nghệ yếu kém; Trộm cắp bí mật công nghệ; Thiếu tiền và nhân lực cho R&D; Công nghệ mới thay thế.

(1) Mất an toàn lao động;

(2) Mâu thuẫn, xung đột, đình công, phá hoại;

(3) Đối thủ câu nhân tài; (4) Nội gián. Hàng giả, hàng nhái; Cạnh tranh không lành mạnh; Thƣơng hiệu không có sức mạnh nhƣ một tài sản trí tuệ; Uy tín lãnh đạo DN giảm.

Nguồn: Nguyễn Văn Hưởng, Bùi Văn Nam, Hoàng Đình Phi, 2015.

Theo PGS.TS. Hoàng Đinh Phi (2015) thì an ninh con người trong doanh nghiệp được hiểu là sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của con người hay nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Đây là khái niệm hoàn toàn mới đƣợc ra đời trong bối cảnh hội nhập,

cạnh tranh và biến đổi toàn cầu. Trong đó, mục tiêu chính của việc đảm bảo an ninh con ngƣời trong doanh nghiệp là việc phát triển, sử dụng an toàn và hiệu quả nguồn nhân lực để cạnh tranh bền vững. Điều này sẽ góp phần đảm bảo an ninh con ngƣời trong doanh nghiệp trƣớc các mối đe dọa nhƣ: (1) Mất an toàn lao động; (2) Mâu thuẫn, xung đột, đình

công, phá hoại; (3) Đối thủ câu nhân tài; (4) Nội gián. Để thực hiện mục tiêu này, các chủ thể chính là chủ doanh nghiệp và nhà quản lý doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ chính nhƣ:

- Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực: Nó đƣợc hiểu là các kế hoạch nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trên cơ sở kết hợp giữa đào tạo và phát triển; phát triển tổ chức và phát triển cá nhân để đạt đƣợc các mục tiêu cá nhân và mục tiêu tổ chức;

- Quy trình quản trị nguồn nhân lực: Nó đƣợc hiểu là trình tự các hoạt động trong công tác quản trị nguồn nhân lực của một tổ chức thực hiện chức năng thu hút nguồn nhân lực; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; duy trì nguồn nhân lực góp phần nâng cao sự đóng góp có hiệu suất của ngƣời lao động đối với tổ chức, đáp ứng các yêu cầu công việc trƣớc mắt và trong tƣơng lai;

- Quy trình giám sát nhân lực: Nó đƣợc hiểu là trình tự các hoạt động thực hiện chức năng giám sát trong công tác quản trị nguồn nhân lực của một tổ chức. Thông qua hoạt động giám sát nhân lực để góp phần đảm bảo công tác quản trị nguồn nhân lực thực hiện đúng chức năng thu hút, duy trì, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức.

Nhƣ vậy, chúng ta có thể nhận thấy cả ba công cụ chính, trong việc đảm bảo an ninh con ngƣời của doanh nghiệp trƣớc các mối đe dọa, có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau. Điểm chung của ba công cụ đó là các hoạt động gắn với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Điều đó cho thấy, một trong những giải pháp quan trọng mà các doanh nghiệp hiện nay có thể áp dụng trong việc đảm bảo an ninh con ngƣời của mình chính là thông qua các hoạt động đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đảm bảo an ninh con người thông qua hoạt động đào tạo tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu, phòng giao dịch trần quốc toản (Trang 27 - 31)