7. Cấu trúc luận văn
1.2. Lý luận cơ bản về đảm bảo an ninh con ngƣời tại các NHTM
1.2.1. Tổng quan về NHTM
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Lịch sử ra đời của các ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của sản xuất lƣu thông hàng hóa và lịch sử phát triển của tiền tệ. Trong các loại hình ngân hàng hiện nay thì, Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận. Một số hoạt động kinh doanh chính của NHTM
nhƣ: (i) Nhận tiền gửi; (ii) Cấp tín dụng; (iii) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng còn cung cấp thêm các dịch vụ mới nhƣ tƣ vấn tài chính, thực hiện đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán, đầu tƣ vào bất động sản, các dịch vụ bảo lãnh… Vì vậy, có thể thấy NH nói chung và NHTM nói riêng là một loại hình tổ chức quan trọng trong nền kinh tế, là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế.
Đối với một ngành hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ tài chính thì chất lƣợng nguồn lực con ngƣời là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của NHTM. Ở đây nguồn lực đƣợc hiểu là bao gồm trí lực và thể lực. Trí lực thể hiện ở sự suy nghĩ, hiểu biết của con ngƣời đối với thế giới xung quanh, thể lực là sức khoẻ, khả năng làm việc bằng cơ bắp, chân tay. Nguồn lực phản ánh khả năng lao động của từng con ngƣời và là điều kiện cần thiết của quá trình lao động sản xuất xã hội. Thật vậy, nhân viên NH là ngƣời trực tiếp giao dịch với khách hàng, vì vậy thái độ của nhân viên, trình độ của nhân viên cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng. Mặc dù theo thời gian, ngành công nghiệp ngân hàng đã có nhiều thay đổi lớn lao song dƣờng nhƣ lĩnh vực này vẫn có một điều gì đó không bao giờ thay đổi. Có lẽ đây mãi mãi là một ngành dịch vụ với các sản phẩm vô hình và chúng ta khó có thể phân biệt đƣợc sự khác nhau về sản phẩm giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, tính chính xác, độ thân thiện và chất lƣợng dịch vụ giữa các ngân hàng lại không bao giờ giống nhau trên hầu hết các thị trƣờng. Chính vì vậy, chất lƣợng đội ngũ con ngƣời trong NH là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng đứng vững và thắng lợi trong môi trƣờng kinh doanh của các NHTM.
1.2.2. Công tác đảm bảo an ninh con ngƣời tại các NHTM
Mục tiêu chính của các hoạt động đảm bảo an ninh con ngƣời là phát triển, sử dụng an toàn và hiệu quả nguồn nhân lực để cạnh tranh bền vững. Là một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính, việc đảm bảo an ninh con ngƣời tại các NHTM cũng không nằm ngoài mục tiêu chính đó. Và để đảm bảo an ninh con ngƣời theo các mục tiêu đã đề ra đòi hỏi các NHTM phải thực hiện tốt các hoạt động, cụ thể:
- Các hoạt động đảm bảo sự an toàn cho đội ngũ nhân lực tại NHTM: Đó là các hoạt
động đảm bảo cho ngƣời lao động có thể an tâm làm việc trong môi trƣờng làm việc tốt nhất, tránh những yếu tố gây đe dọa đến sức khỏe trí lực và thể lực, từ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực của NH nhƣ: chính sách an toàn, sức khỏe ngƣời lao động; Đào tạo về an toàn lao động; Xây dựng quy trình quản trị rủi ro…;
- Các hoạt động đảm bảo sự ổn định đội ngũ nhân lực tại NHTM: Đó là các hoạt
động đảm bảo cho ngƣời lao động có thái độ làm việc tích cực, gắn bó lâu dài cùng tổ chức nhƣ: chính sách tạo động lực và khuyến khích nhân viên; Đánh giá kết quả thực hiện công việc; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Chính sách đãi ngộ phúc lợi cho ngƣời lao động; Kỷ luật lao động…;
- Các hoạt động đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực tại NHTM: Đó là các hoạt
hiện tại cũng nhƣ phát triển nghề nghiệp trong tƣơng lai nhƣ: các chƣơng trình đào tạo trong công việc, các chƣơng trình đào tạo ngoài công việc.
Theo PGS- TS Hoàng Đình Phi (2015), các mối đe dọa chính đến việc gây mất an ninh con ngƣời tại các DN nói chung bao gồm: (1) Mất an toàn lao động; (2) Mâu thuẫn, xung đột, đình công, phá hoại; (3) Đối thủ câu nhân tài; (4) Nội gián. Là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ tài chính thì các NHTM cũng phải đối phó với các mối đe dọa chính nhƣ trên. Để hạn chế các rủi ro gây mất an ninh con ngƣời đòi hỏi các NHTM phải thực hiện tốt các hoạt động, cụ thể:
- Các hoạt động đối phó với rủi ro mất an toàn lao động: Đó là các hoạt động ngăn
ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thƣơng tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho ngƣời lao động nhƣ: Các hoạt động phòng ngừa, tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc; Các hoạt động thanh tra và kiểm soát quy trình, tiêu chuẩn trong lao động; Các hoạt động đào tạo, huấn luyện và khuyến khích ngƣời lao động tuân thủ…
- Các hoạt động đối phó với rủi ro mâu thuẫn, xung đột, đình công, phá hoại: Đó là
các hoạt động ngăn ngừa các sự cố mâu thuẫn, xung đột, đình công, phá hoại xuất phát từ sự bất bình của ngƣời lao động trong công việc, môi trƣờng làm việc nhƣ: đào tạo và phát triển; tạo động lực; phát triển và đánh giá; kỷ luật lao động…
- Các hoạt động đối phó với rủi ro đối thủ câu nhân tài: Đó là các hoạt động ngăn
ngừa rủi ro các đối thủ cạnh tranh thu hút nhân tài của NHTM, nhƣ: quản trị tiền công tiền lƣơng; đào tạo và phát triển nhân viên; tạo động lực…
- Các hoạt động đối phó với rủi ro nội gián: Đó là các hoạt động ngăn ngừa rủi ro
các sự cố liên quan đến nội gián của NHTM, nhƣ: quy trình bảo mật thông tin nội bộ, quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên; Bố trí nhân lực và thôi việc…
Nói tóm lại, việc đảm bảo an ninh con ngƣời trƣớc các mối đe dọa đang là vấn đề bức thiết đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, với lĩnh vực dịch vụ tài chính, vai trò của ngƣời lao động lại càng quan trọng, thì việc đảm bảo an ninh con ngƣời trong các NHTM lại càng cần thiết. Để đảm bảo an ninh con ngƣời trƣớc các mối đe dọa, hƣơng tới mục tiêu phát triển, sử dụng an toàn và hiệu quả nguồn nhân lực để cạnh tranh bền vững đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực đƣợc xem là một giải pháp đặc biệt quan trọng.
1.3. Công tác đảm bảo an ninh con ngƣời thông qua hoạt động đào tạo trong NHTM 1.3.1. Khái niệm về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về đào tạo nguồn nhân lực. Theo Michael Armstrong (1996), đào tạo nguồn nhân lực là sự phát triển mang tính hệ thống của nhóm
các k năng (Skills), kiến thức (Knowledge) và thái độ (Attitude) cần có đối với mỗi cá nhân để thực hiện một cách đầy đủ một nhiệm vụ hay một công việc nào đó. Theo Nguyễn
Ngọc Quân (2004), đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp là các hoạt động để duy trì và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Nhƣ vậy, đào tạo nguồn nhân lực
theo nghĩa rộng có thể đƣợc hiểu là hệ thống các biện pháp được sử dụng nhằm tác động
lên quá trình học tập giúp con người tiếp thu các kiến thức, k năng mới, thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc của cá nhân. Đó là tổng
thể các hoạt động học tập có tổ chức đƣợc tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm giúp cho ngƣời đƣợc đào tạo nắm vững hơn công việc của mình, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cần thiết để thực hiện hiệu quả hơn công việc của mình và nhằm mở ra những cơ hội nghề nghiệp mới cho ngƣời lao động dựa trên những định hƣớng của tổ chức.
Đối với các doanh nghiệp thì nhu cầu đào tạo không thể thiếu đƣợc bởi vì không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng tuyển đƣợc những ngƣời mới có đủ trình độ, kỹ năng phù hợp với những công việc đặt ra. Có hai nhóm phƣơng pháp đào tạo là: (1) Đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc là các phƣơng pháp trong đó ngƣời học sẽ học đƣợc những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc, thông thƣờng là dƣới sự hƣớng dẫn của trƣởng nhóm hay những ngƣời lao động có chuyên môn và kinh nghiệm; (2) Đào tạo ngoài công việc là phƣơng pháp đào tạo trong đó ngƣời học đƣợc đào tạo tại môi trƣờng tách biệt khỏi công việc.
1.3.2. Vai trò của đào tạo trong việc đảm bảo an ninh con ngƣời trong các NHTM
Nhƣ phân tích tại mục 1.2.2, chúng ta nhận thấy Để đảm bảo an ninh con ngƣời trƣớc các mối đe dọa, hƣơng tới mục tiêu phát triển, sử dụng an toàn và hiệu quả nguồn nhân lực để cạnh tranh bền vững đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua bảng 1.3 về vai trò của hoạt động đào tạo trong việc đảm bảo ANCN tại NHTM, tác giả đã tổng hợp các nội dung đào tạo đƣợc xem là có vai trò quan trọng trong việc thay đổi thái độ, nâng cao kiến thức và kỹ năng của ngƣời lao động trong việc đáp ứng các mục tiêu chính của đảm bảo an ninh con ngƣời trong các NHTM hiện nay cũng nhƣ khả năng ứng phó với các mối đe dọa tới các nhân viên trong lĩnh vực NH hiện nay. Cụ thể:
Vai trò của hoạt động đào tạo
I. Mục tiêu chính Thái độ Kiến thức Kỹ năng Nội dung đào tạo
1.1. Đảm bảo sự an toàn cho đội ngũ nhân lực tại NHTM.
-Giúp ngƣời lao động có thái độ đúng đắn an toàn lao động.
-Giúp ngƣời lao động có thái độ đúng đắn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
-Giúp ngƣời lao động có kiến thức trong việc nhận biết, phòng tránh các rủi ro gây mất an toàn lao động. -Phòng tránh và nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn gây thất thoát kinh tế trong công việc.
-Giúp ngƣời lao động có kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
-Giúp ngƣời lao động có khả năng vận dụng các công cụ phƣơng pháp xử lý các rủi ro gây mất an toàn lao động.
-Giúp ngƣời lao động thực hành các phƣơng pháp và luyện tập để cải thiện sức khỏe bản thân. -An toàn lao động; -Quản trị rủi ro và xử lý khủng hoảng; -Kiến thức và nhận biết các rủi ro trong quy trình, quy định trong công việc nhằm hạn chế việc thất thoát kinh tế gây ảnh hƣởng đến DN. -Chăm sóc sức khỏe bản thân; 1.2. Đảm bảo sự ổn định đội ngũ nhân lực tại NHTM.
-Giúp ngƣời lao động có thái độ tích cực, có động lực làm việc và cống hiến cho tổ chức.
-Giúp ngƣời lao động có kiến thức về tạo động lực, làm việc nhóm và cách thức làm việc hiệu quả.
-Giúp ngƣời lao động vận dụng kiến thức đƣợc học áp dụng vào thực tế nâng cao hiệu quả làm việc. -Tạo động lực làm việc; -Kỹ năng làm việc nhóm; -Kỹ năng làm việc hiệu quả. 1.3. Phát triển đội ngũ nhân lực tại NHTM.
-Giúp ngƣời lao động có động lực vƣơn lên trong học tập và phát triển chuyên môn bản thân.
-Giúp ngƣời lao động có kiến thức trong việc phát triển năng lực chuyên môn bản thân trong tƣơng lai.
-Giúp ngƣời lao động vận dụng kiến thức đƣợc học vào thực tế. -Kỹ năng lập kế hoạch phát triển bản thân
II. Các mối đe dọa Vai trò của hoạt động đào tạo Mối đe
dọa
Nguyên
nhân Thái độ Kiến thức Kỹ năng Nội dung đào tạo
2.1. Mất an toàn lao động -Nhận thức kém; -Thiếu kiến thức; -Thiếu kỹ năng xử lý;
-Giúp ngƣời lao động nhận thức đúng đắn về an toàn lao động, tránh đƣợc lỗ hổng về sai phạm trong công việc.
-Giúp ngƣời lao động có kiến thức đầy đủ về vấn đề an toàn lao động và tránh rủi ro trong công việc gây thất thoát về kinh tế dẫn đến rủi ro về pháp lý đi kèm.
-Giúp ngƣời lao động vận dụng kiến thức đƣợc học trong việc xử lý các rủi ro gây mất an toàn lao động. -An toàn lao động; -Quản trị rủi ro và xử lý khủng hoảng; -Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động NH 2.2. Mâu thuẫn, xung đột, đình công, phá hoại; -Nhận thức về pháp luật kém; -Vai trò công đoàn yếu; -Thiếu kiến thức; -Thiếu kỹ năng xử lý
-Giúp ngƣời lao động có nhận thức đúng đắn các quy định luật lao động;
-Giúp ngƣời lao động có nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn, hậu quả của việc xảy ra mâu thuẫn, xung đột, đình công, phá hoại.
-Giúp ngƣời lao động có kiến thức về pháp luật liên quan đến luật lao động, luật công đoàn,v.v.v.
-Giúp ngƣời lao động có kiến thức về bất bình lao động, nguyên nhân và hậu quả.
-Giúp ngƣời lao động vận dụng các phƣơng pháp, công cụ để xử lý đúng đắn, đúng quy trình, đúng luật khi xảy ra các mâu thuẫn, xung đột trong công việc dẫn đến đình công và phá hoại.
-Kỹ năng xử lý mâu thuẫn, xung đột trong công việc;
-Các quy định pháp luật liên quan đến các quan hệ lao động; -Nhận thức về vai trò công đoàn trong tổ chức 2.3. Đối thủ cân nhân tài -Chính sách lƣu giữ nhân tài không hiệu quả; -Giúp nhà quản lý có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc lƣu giữ nhân tài.
-Giúp nhà quản lý có kiến thức trong việc hoạch định chính sách lƣu giữ nhân tài.
-Giúp nhà quản lý vận dụng các phƣơng pháp, công cụ trong việc hoạch định chính sách lƣu giữ và phát triển nhân tài.
-Quản trị nhân tài
2.4. Nội gián -Thiếu kiến thức trong việc bảo mật thông tin;
-Giúp ngƣời lao động có thái độ đúng đắn trong việc bảo mật thông tin nội bộ.
-Giúp ngƣời lao động có kiến thức trong việc bảo mật thông tin nội bộ.
-Giúp ngƣời lao động vận dụng kiến thức đƣợc học trong việc đảm bảo an ninh thông tin. -Các quy định liên quan đến bảo mật thông tin
1.3.3. Các yếu tố môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến công tác đào tạo trong các NHTM NHTM
Trong quá trình hoạt động, các NHTM chịu tác động từ các yếu tố thuộc môi trƣờng kinh doanh, bao gồm: môi trƣờng bên ngoài và môi trƣờng bên trong. Những thay đổi này vừa tạo cơ hội, vừa mang lại những thách thức đòi hỏi các NHTM phải thay đổi để thích ứng, tận dụng cơ hội cũng nhƣ đối diện và vƣợt lên các thách thức. Dù theo hƣớng nào,