7. Cấu trúc luận văn
3.3. Một số kiến nghị với ACB Hội sở
Bên cạnh một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực nói chung và công tác đào tạo nói riêng nhằm đảm bảo an ninh con ngƣời, thì tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với ACB nhằm đƣa ra một số chính sách chung của ngân hàng góp phần đảm bảo an ninh con ngƣời trong toàn hệ thống. Cụ thể:
- Trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực nói chung của ACB cần làm rõ và nhận thức đúng vai trò của mục tiêu đảm bảo an ninh con ngƣời trong chiến lƣợc phát triển chung của ACB. Điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức chung của việc đảm bảo an ninh con ngƣời nói chung cũng nhƣ công tác đào tạo góp phần đảm bảo an ninh con ngƣời nói riêng; - Kiến nghị rà soát, đánh giá và cải tiến quy trình xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện công việc (KPIs) tại các vị trí chức danh. Bên cạnh đó, ACB cần thực hiện đầy đủ việc đánh giá theo bộ chỉ tiêu KPIs, đặc biệt là các tiêu chí gắn với việc đảm bảo an ninh con ngƣời thông qua các hoạt động đào tạo tại các Chi nhánh và Phòng giao dịch;
- Kiến nghị rà soát, đánh giá lại và cải tiến quy trình quản lý chất lƣợng nói chung và quy trình quản trị rủi ro đang áp dụng nhằm phát hiện, phòng ngừa và khắc phục các các rủi ro, có thể phát sinh, trong tác nghiệp đối với sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của mỗi cá nhân nhân viên.
- Kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng. Thực tế, hoạt động đào tạo nói chung và đào tạo gắn với đảm bảo an ninh con ngƣời chỉ phát huy hiệu quả khi NH có đội ngũ nhân lực đầu vào đƣợc tuyển dụng chất lƣợng. Chính vì vậy, một trong những giải pháp cần thực hiện đó là nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng. Một trong những hình thức đang đƣợc các ngân hàng áp dụng là hợp đồng thuê khoán với các nhà cung cấp tuyển dụng có uy tín nhƣ Vietnamworks, Navigos, BTC hay Ubank. Thông qua các nhà cung cấp tuyển dụng chuyên nghiệp, ACB có thể dễ dàng tiếp cận đƣợc nguồn nguồn nhân lực đảm bảo chất lƣợng, đƣợc thẩm định năng lực và đƣợc huấn luyện kỹ năng ban đầu cần thiết.
- Cải thiện chính sách về phúc lợi tài chính cho ngƣời lao động. Thật vậy, chính sách phúc lợi tài chính tốt không chỉ thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao mà còn lƣu giữ những nguồn nhân lực có kinh nghiệm, gắn bó với đơn vị. Họ chính là nguồn giảng viên nội bộ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo gắn với đảm bảo an ninh con ngƣời tại ACB Trần Quốc Toản.
- Bổ sung các chính sách phúc lợi tài chính đặc thù cho một số nhóm đối tƣợng nhất định có liên quan đến việc đảm bảo an ninh con ngƣời thông qua hoạt động đào tạo. Cụ
thể: Áp dụng các chế độ phụ cấp đặc biệt đối với các nhân viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm có thể cam kết gắn bó lâu dài và các cá nhân xuất sắc, những ngƣời có những sáng kiến hay, có khả năng truyền đạt và tham gia công tác huấn luyện đào tạo cấp dƣới. Điều này sẽ giúp xây dựng đội ngũ giảng viên nội bộ góp phần đảm bảo an ninh con ngƣời thông qua hoạt động đào tạo.
KẾT LUẬN
Với lĩnh vực kinh doanh đặc thù, công tác đảm bảo an ninh con ngƣời đang trở nên cấp thiết đối với các NHTM nói chung và ACB nói riêng. Để đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra, bên cạnh các chiến lƣợc chung thì các ngân hàng cũng cần đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh con ngƣời, đặc biệt là phát huy vai trò của công tác đào tạo nhƣ là một trong những giải pháp cơ bản và có giá trị bền vững nhất.
Với luận văn “Một số giải pháp đảm bảo an ninh con người thông qua hoạt động đào tạo tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, phòng giao dịch Trần Quốc Toản”, học viên đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
- Đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về an ninh con ngƣời, đảm bảo an ninh con ngƣời tại các ngân hàng thƣơng mại;
- Điều tra và tổng hợp các dữ liệu thu thập đƣợc nhằm phân tích, đánh giá và tìm ra nguyên nhân thực trạng hoạt động đào tạo gắn với đảm bảo an ninh con ngƣời hiện nay tại ACB Trần Quốc Toản nói riêng và ACB Thăng Long nói chung;
- Từ những đánh giá về thực trạng hoạt động đào tạo gắn với đảm bảo an ninh con ngƣời tại ACB Trần Quốc Toản nói riêng và ACB Thăng Long nói chung, căn cứ cơ sở lý thuyết, tác giả đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị và đề xuất nhằm góp phần đảm bảo an ninh con ngƣời thông qua hoạt động đào tạo tại ACB Trần Quốc Toản nói riêng và ACB Thăng Long nói chung.
Hy vọng rằng, với sự ủng hộ của Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng với sự phối hợp nghiêm túc của các bộ phận phòng ban và của mối cán bộ nhân viên trong quá trình triển khai công tác đào tạo tại ngân hàng sẽ góp phần đảm bảo an ninh con ngƣời tại ACB và hỗ trợ Ngân hàng phát triển ổn định, bền vững trên thị trƣờng. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, phƣơng pháp nghiên cứu và kiến thức còn hữu hạn, kinh nghiệm và kiến thức về Quản trị an ninh phi truyền thồng; Đảm bảo an ninh con ngƣời còn chƣa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy học viên rất mong nhận đƣợc những ý kiến đánh giá, bổ sung quý báu của các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị và Kinh doanh thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội cùng các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Hƣởng, 2014. An ninh phi truyền thống- Nguy cơ, thách thức, chủ trương
và giải pháp đối phó ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;
2. Nguyễn Văn Hƣởng, Bùi Văn Nam và Hoàng Đình Phi, 2015. Tập bài giảng: Tổng quan về quản trị an ninh phi truyền thống. Khoa Quản trị và Kinh doanh- Đại học Quốc
gia Hà Nội;
3. Nguyễn Ngọc Quân, 2004. Quản trị nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao đông- Xã hội; 4. Trần Kim Dung, 2015. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục; 5. Phan Thị Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học
kinh tế quốc dân ;
6. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê;
7. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 1998. Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia;
8. Phan Thị Mỹ Dung, 2012. Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Châu. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng;
9. Đỗ Việt Phƣơng, 2012. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Đại chúng Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội;
10.Trần Việt Hà, 2016. An ninh con người trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hà Nội: Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam;
11.Bùi Huy Khoát, 2009. An ninh con người: Quan niệm Châu Âu- Vấn đề của Đông
Nam Á. Hà Nội: Viện nghiên cứu Châu Âu;
12.Vũ Dƣơng Ninh, 2009. An ninh con người và sự bất an trong cuộc sống hôm nay. Hà Nội: Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ;
13.UNDP,1994. Báo cáo phát triển con người; 14.EU, 2004. Học thuyết về an ninh con người.
15.Báo cáo thƣờng niên ACB năm 2015/2016. Định hƣớng phát triển trung và dài hạn của ACB qua các từng giai đoạn 2014/2015/2016/2017 và 2018.
16.Kết quả kinh doanh của ACB Trần Quốc Toản các năm 2015/2016 và kế hoạch kinh doanh năm 2017.
PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT ĐIỀU TRA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ACB TRẦN QUỐC TOẢN
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên: 2. Giới tính: 3. Đơn vị công tác: 4. Độ tuổi:
5. Trình độ học vấn:
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
I. Để đánh giá mức độ hiệu quả các khóa đào tạo gắn với đảm bảo an ninh con ngƣời, anh/ chị vui lòng đánh dấu √ vào ô thể hiện sự đồng ý với câu hỏi sau:
1. Các khóa đào tạo
có cung cấp đầy đủ kiến thức về an toàn lao động trong công việc hay không?
Có Không
2. Các khóa đào tạo có cung cấp đầy đủ kiến thức về kỹ năng xử lý rủi ro và khủng hoảng trong công việc hay không?
Có Không
3. Các khóa đào tạo có cung cấp đầy đủ kiến thức về chăm sóc sức khỏe bản thân hay không?
Có Không
4. Các khóa đào tạo có cung cấp đầy đủ kiến thức về kỹ năng tạo động lực làm việc hay không?
Có Không
5. Các khóa đào tạo có cung cấp đầy đủ kiến thức về kỹ năng làm việc nhóm hay không?
Có Không
6. Các khóa đào tạo có cung cấp đầy đủ kiến thức về kỹ năng làm việc hiệu quả hay không?
Có Không
7. Các khóa đào tạo có cung cấp đầy đủ kiến thức về kỹ năng lập kế hoạch phát triển bản thân hay không?
Có Không
8. Các khóa đào tạo có cung cấp đầy đủ kiến thức về kỹ năng xử lý mâu thuẫn, xung đột trong công việc hay không?
9. Các khóa đào tạo có cung cấp đầy đủ kiến thức về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng hay không?
Có Không
10. Các khóa đào tạo có cung câp đầy đủ kiến thức về các quy định pháp luật liên quan đến các quan hệ lao động hay không?
Có Không
11. Các khóa đào tạo có cung câp đầy đủ kiến thức về vai trò công đoàn trong tổ chức hay không?
Có Không
12. Các khóa đào tạo có cung câp đầy đủ kiến thức về quản trị nhân tài hay không?
Có Không
13. Các khóa đào tạo có cung câp đầy đủ kiến thức về các quy định liên quan đến bảo mật thông tin nội bộ hay không?
Có Không
II. Để đánh giá chất lƣợng triển khai các khóa đào tạo mà ACB Chi nhánh Thăng Long đang thực hiện cho các đơn vị phòng giao dịch, anh/ chị vui lòng đánh dấu √ vào ô thể hiện sự đồng ý với câu hỏi sau:
1. Nội dung các khóa đào tạo có đƣợc thiết kế bám sát đặc thù nội dung công việc thực tế tại đơn vị hay không?
Có Không
2. Các khóa đào tạo có đáp ứng đƣợc nhu cầu và phòng tránh rủi ro trong công việc hay không?
Có Không
3. Các hình thức & phƣơng pháp đào tạo hiện nay có phù hợp hay không?
Có Không
4. Các khóa đào tạo có giúp anh chị phát triển chuyên môn nghề nghiệp trong tƣơng lai hay không?
Có Không
III. Anh/chị hãy nêu ra các ý kiến cá nhân của mình với các câu hỏi sau:
1. Làm thế nào cải thiện hiệu quả hoạt động đào tạo tại đơn vị?
………
………
………
2. Liệt kê các khóa đào tạo mà anh chị thấy thiết thực cho bản thân trong công việc và sức khỏe cá nhân? ……… ……… ……… ………
PHỤ LỤC 02: KỊCH BẢN PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI CÁC PHÕNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC ACB CHI NHÁNH THĂNG LONG
Để có thêm thông tin nhằm mục đích hoàn thiện công tác đào tạo nói chung và công tác đào tạo gắn với đảm bảo an ninh con người tại ACB Trần Quốc Toản, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của ông (bà) trong việc trả lời các câu hỏi sau:
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên : 2. Giới tính : 3. Đơn vị công tác : 4. Độ tuổi :
5. Trình độ học vấn :
B. NỘI DUNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU
1. Là cán bộ đang giữ trọng trách quản lý hoạt động tại phòng giao dịch, anh chị hãy cho biết những vấn đề còn tồn tại/ thực trạng hiện nay về công tác đào tạo (về nội dung, phƣơng pháp và quản lý đào tạo) tại đơn vị mà anh chị đang quản lý nói riêng và của ACB nói chung, hiện nay ?
2. Để cải thiện hiệu quả công tác đào tạo nói chung và đào tạo gắn với đảm bảo an ninh con ngƣời nói riêng, anh chị nhận thấy cần có những giải pháp và kiến nghị gì ?