Sự cần thiết và ý nghĩa của chính sách quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tại văn phòng công chứng lạc việt (Trang 68 - 69)

3.1. Xây dựng chính sách quản trị rủi ro

3.1.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của chính sách quản trị rủi ro

Do đặc điểm mô hình tổ chức, năng lực tài chính, phạm vi hoạt động...trong hoạt động của VPCC thƣờng phải đối diện với nhiều loại rủi ro. Các loại rủi ro này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhƣng cũng có thể không xảy ra, chúng có thể xảy ra riêng lẻ, nhƣng đôi khi một vài rủi ro có thể đồng thời xảy ra. Một số rủi ro có mối liên hệ với nhau, nhƣng cũng có rủi ro hoàn toàn độc lập. Mức độ tác động của rủi ro cũng không giống nhau trong những không gian và thời gian khác nhau. Trong số các loại rủi ro, có những rủi ro hoàn toàn thuộc về khách quan, nhƣng cũng có nhiều rủi ro đến từ chính những nguyên nhân chủ quan trong nội bộ doanh nghiệp. Song tất cả các loại rủi ro đều có một điểm chung giống nhau là đều dẫn đến những thiệt hại về tài chính. Để quản trị rủi ro trong hoạt động của VPCC đạt hiệu quả, cần phải xây dựng chính sách quản trị tổng thể các loại rủi ro.

Chính sách quản trị rủi ro là một hoạt động chủ động của VPCC để chủ động phòng ngừa, xử lý và kiểm soát tất cả các loại rủi ro. Thông qua chính sách quản trị rủi ro, VPCC xác định phƣơng pháp chủ động tiếp cận đối với rủi ro và quản trị rủi ro, đồng thời quy định trách nhiệm tổ chức quản trị rủi ro trong toàn bộ VPCC.

Chính sách quản trị rủi ro nói chung cần phải bao quát và kiểm soát đƣợc mọi loại rủi ro mà VPCC có thể đối diện, thông qua việc phân tích các rủi ro. Trên cơ sở đó thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm nguy cơ mắc rủi ro, giới hạn thiệt hại trong

mức giới hạn có thể chấp nhận, đồng thời chuẩn bị các nguồn lực để kịp thời phản ứng trƣớc mọi biến cố bất lợi cũng nhƣ thuận lợi xảy ra trong quá trình hoạt động. Đối với VPCC, việc xây dựng chính sách quản trị rủi ro có khó khăn là không có bộ phận chuyên trách với những chuyên gia giỏi để tự thực hiện. Song khó khăn này hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách thuê các tổ chức tƣ vấn trợ giúp.

Với đặc điểm chủ sở hữu thƣờng cũng là ngƣời quản lý điều hành hoạt động của VPCC, với quy mô còn nhỏ, phạm vi hoạt động giới hạn, chủ VPCC đồng thời đảm nhận một số vai trò trong chính sách quản trị rủi ro nhƣ: Vừa là ngƣời xác định chiến lƣợc quản trị rủi ro của VPCC, vừa triển khai các nội dung quản trị rủi ro hàng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên truyền về quản lý rủi ro trong toàn VPCC. Để tạo cơ chế đánh giá khách quan công tác quản trị rủi ro có đƣợc thực thi đúng chiến lƣợc đề ra, chủ VPCC có thể thuê các tổ chức tƣ vấn, kiểm toán tiến hành kiểm tra, đánh giá theo định kỳ.

Chính sách quản trị rủi ro phải thiết kế đƣợc quy trình quản trị rủi ro đồng bộ và có sự gắn kết với việc xây dựng và thực thi phƣơng án, kế hoạch hoạt động của VPCC. Trong mọi bản chiến lƣợc, kế hoạch hoạt động của VPCC cần phải đề cập đến chính sách và quy trình quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tại văn phòng công chứng lạc việt (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)