Các công cụ phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tại văn phòng công chứng lạc việt (Trang 26 - 29)

1.3. Quản trị rủi ro

1.3.6. Các công cụ phòng ngừa rủi ro

Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thƣơng mại, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, thế giới ngày càng trở nên “phẳng hơn”, sự lƣu thông và dịch chuyển các nguồn tài chính cùng nhƣ các loại hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn, nhƣng cũng vì thế mà sự bất ổn cũng cao hơn và rủi ro cũng nhiều hơn và ngày càng trở nên khó dự báo hơn.

Trƣớc tình hình đó, thị trƣờng xuất hiện nhu cầu về các phƣơng thức quản trị rủi ro một cách năng động và chủ động hơn. Đó là nguyên nhân ra đời của các công cụ phòng ngừa rủi ro. Các công cụ này cho phép các doanh nghiệp có thể chuyển giao trực tiếp các rủi ro tài chính cho bên thứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó. Tùy theo đặc điểm ngành nghề hoạt động của mình, các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quản trị rủi ro khác nhau với mục tiêu khác nhau, nhƣng chủ yếu là để quản trị các rủi ro liên quan đến độ bất ổn của lãi suất, của giá cả hàng hóa và của tỷ giá. Các công cụ quản trị rủi ro phổ biến trên thị trƣờng hiện nay bao gồm:

- Hợp đồng kỳ hạn (forwards), là loại công cụ quản trị rủi ro ra đời sớm nhất, đơn giản nhất trong các sản phẩm phái sinh, xuất phát từ nhu cầu quản trị rủi ro những bất ổn liên quan đến giá cả hàng hóa. Đây là loại hợp đồng giữa hai bên - ngƣời mua và ngƣời bán - để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tƣơng lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay.

- Hợp đồng giao sau (future) cũng là một loại công cụ quản trị rủi ro do bất ổn về giá cả hàng hóa, là hợp đồng giữa hai bên - ngƣời mua và ngƣời bán để mua hoặc bán tài sản vào một ngày tƣơng lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau là sự phát triển của hợp đồng kỳ hạn và có nhiều đặc điểm giống hợp đồng kỳ hạn, nhƣng loại hợp đồng này đƣợc giao dịch trên thị trƣờng có tổ chức, gọi là sàn giao dịch giao sau.

- Quyền chọn (options) là một hợp đồng giữa hai bên - ngƣời mua và ngƣời bán, trong đó cho ngƣời mua quyền, nhƣng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài

sản nào đó vào một ngày trong tƣơng lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Quyền chọn đƣợc chia làm quyền chọn mua và quyền chọn bán. Quyền chọn có thể đƣợc sử dụng làm công cụ quản trị rủi ro các bất ổn về lãi suất, về giá cả hàng hóa.

- Quyền chọn trên hợp đồng giao sau là một kết hợp của thị trƣờng giao sau và thị trƣờng quyền chọn. Quyền chọn trên thị trƣờng giao sau cho ngƣời mua quyền đƣợc mua hoặc bán một hợp đồng giao sau vào một ngày trong tƣơng lai với giá cố định vào ngày hôm nay.

- Hoán đổi (swaps) là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền. Hoán đổi đƣợc xem nhƣ là một sự kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn, là loại công cụ đƣợc sử dụng để quản trị rủi ro tỉ giá hoặc lãi suất.

Tuy nhiên luận văn này chỉ đề cập đến vai trò công cụ quản trị rủi ro của các sản phẩm này và các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro chứ không phải cho mục đích đầu cơ. Bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh, doanh nghiệp có thể chuyển rủi ro mà họ không mong muốn cho các đối tác khác. Tuy các sản phẩm phái sinh là những công cụ quản trị rủi ro hiệu quả, nhƣng do yêu cầu về quy mô hợp đồng giao dịch và chi phí bỏ ra, việc sử dụng các công cụ này để quản trị rủi ro đối với DNNVV cũng rất hạn chế.

Kết luận chƣơng 1

Trong chƣơng này, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học, tác giả đã tổng hợp và trình bày khái quát những lý luận cơ bản về: Rủi ro và quản trị rủi ro; phân tích và chỉ rõ trong hoạt động của VPCC nằm trong nhóm DNNVV phải đối diện với nhiều loại rủi ro; phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và hoạt động của doanh nghiệp; đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến quản trị rủi ro; nghiên cứu và giới thiệu về chƣơng trình quản trị rủi ro; phƣơng thức quản trị rủi ro và các công cụ phòng ngừa rủi ro.

Các vấn đề lý luận trên sẽ tiếp tục đƣợc đối chiếu, so sánh với thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tại VPCC Lạc Việt cũng nhƣ trong hoạt động công chứng sẽ đƣợc trình bày trong Chƣơng 2 của luận văn.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI VĂN PHÕNG CÔNG CHỨNG LẠC VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tại văn phòng công chứng lạc việt (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)