Xây dựng chiến lƣợc phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho công ty TNHH dịch vụ Kho vận ALS giai đoạn 2019 – 2025 (Trang 27 - 29)

1.2.1 Khái niệm

Hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về công tác xây dựng chiến lƣợc kinh doanh trong doanh nghiệp của các tác giả nhƣ:

Theo Anthony: “Xây dựng chiến lƣợc là một quá trình quyết định các mục tiêu của doanh nghiệp, về những thay đổi trong các mục tiêu, về sử dụng các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu, các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng và sắp xếp các nguồn lực”. (Quản trị chiến lƣợc - Tác giả Phạm Lan Anh- NXB Khoa học và Kỹ thuật).

Theo Denning: “Xây dựng chiến lƣợc là xác định tình thế kinh doanh trong tƣơng lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm-thị trƣờng, khả năng

sinh lợi, quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, ngƣời lao động và công việc kinh doanh.” (Quản trị chiến lƣợc - Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến- NXB Lao động).

Xây dựng chiến lƣợc phát triển là quá trình tƣ duy nhằm tạo lập ra các chiến lƣợc trên cơ sở nghiên cứu và dự báo của các nguồn lực nội tại, hay các yếu tố ngoại tại tác động đến doanh nghiệp. Tuy các tác giả có cách diễn đạt quan diểm của mình khác nhau nhƣng xét trên mục đích thống nhất của xây dựng chiến lƣợc thì ý nghĩa chỉ là một. Nghiên cứu trong khóa luận đƣợc hiểu một cách đơn giản nhƣ sau: “Xây dựng chiến lược phát triển là việc xác định

các mục tiêu của tổ chức và đưa ra các phương pháp được để nhằm thực hiện các mục tiêu đó”.

Nhƣ vậy, xaay dựng chiến lƣợc đem lại cho doanh nghiệp một cái nhìn cụ thể hơn để hành động. Xây dựng chiến lƣợc giúp tổ chức trả lời các câu hỏi nhƣ: Làm cái gì? Làm nhƣ thế nào? Làm khi nào và ai sẽ làm việc đó? Qua đó, tổ chức hình dung ra phƣơng hƣớng cũng nhƣ cách thức để thực hiện xây dựng chiến lƣợc.

1.2.2 Mục đích của việc xây dựng chiến lược phát triển

Xây dựng chiến lƣợc phát triển để xác định hƣớng đi trong tƣơng lai cho doanh nghiệp thông qua kế hoạch mà các chiến lƣợc, chính sách phát triển đƣợc cụ thể hóa thành các mục tiêu hành động trong thời gian nhất định. Các mục tiêu phối hợp sẽ đƣợc phản ánh ở các kế hoạch sản xuất, tài chính, tiếp thị, ngân sách...

Xây dựng chiến lƣợc phát triển để giảm đƣợc sự chồng chéo và các hoạt động lãng phí, tạo cơ sở để phân bổ nguồn lực và sử dụng các nguồn lực tốt nhất. Nhờ hoạt định, tổ chức sẽ lên đƣợc kế hoạch phân bổ nguồn lực về giá trị sử dụng và khả năng sử dụng hiệu quả trong từng trƣờng hợp. Xây dựng chiến lƣợc phát triển cho phép tối ƣu hoá nguồn vốn của doanh nghiệp. Thông qua thực hiện xây dựng chiến lƣợc kinh doanh mà tài nguyên không bị lãng phí, từ đó doanh nghiệp ấn định mục tiêu tiến bộ và có tính khả thi.

Nghiên cứu, quản lý và thích nghi với sự thay, tác động của các yếu tố bên ngoài, do đó đƣa tổ chức đi đúng hƣớng. Sự thay đổi của môi trƣờng và những yếu tố nội bộ sẽ là những yếu tố làm cản trở việc thực hiện kế hoạch.

Vạch ra những con đƣờng phát triển gắn bó: Đó là đảm bảo tính liên kết giữa các mục tiêu và phân chia các nguồn vốn của doanh nghiệp.

1.2.3 Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược phát triển

Xây dựng chiến lƣợc phát triển là nền tảng cơ sở để thông qua đó nhà quản trị đƣa ra đƣợc các phƣơng hƣớng, chiến lƣợc đúng đắn, phù hợp cho từng doanh nghiệp. Trong hoạt động Xây dựng chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đánh giá những yếu tố bên trong doanh nghiệp nhƣ nhân sự, tài chính, sản xuất… Nếu nhƣ không thể định vị đƣợc chính bản thân thì doanh nghiệp sẽ không thể đƣa ra đƣợc sứ mệnh, tầm nhìn và các mục tiêu cần đạt trong tƣơng lai. Ngoài ra doanh nghiệp còn đánh giá cả các yếu tố bên ngoài nhƣ vĩ mô và ngành. Điều này giúp doanh nghiệp có một bức tranh tổng thể về môi trƣờng và bản thân doanh nghiệp.

Một chiến lƣợc phát triển tốt sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trƣờng. Có thể thấy xu hƣớng hiện nay của mọi ngành nghề là luôn thay đổi và không có cách nào làm doanh nghiệp phá sản nhanh hơn là doanh nghiệp không nắm bắt đƣợc xu hƣớng để thay đổi. Tuy nhiên, thay đổi nhƣ nào, khi nào cần kiên định với những quyết định trƣớc đây của doanh nghiệp là một quá trình vô cùng khó khăn đối với mỗi nhà lãnh đạo. Nhƣng nếu doanh nghiệp có một mục tiêu rõ ràng, một chiến lƣợc đúng đắn thì mọi quyết định sẽ đƣợc đƣa ra dễ dàng hơn và doanh nghiệp sẽ đi đúng hƣớng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho công ty TNHH dịch vụ Kho vận ALS giai đoạn 2019 – 2025 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)