3 Chƣơng PHÂN TÍCH BỘ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN PSS
3.6. Kết luận chƣơng
Chƣơng này đã giải quyết đƣợc các vấn đề sau:
- Xây dựng mơ hình tốn học tuyến tính hóa xung quanh điểm làm việc của hệ máy phát kết nối với HTĐ khi bị nhiễu loạn nhỏ tác động, từ đó đƣa ra đƣợc hệ phƣơng trình trạng thái của HTĐ dùng cho việc thiết kế bộ điều khiển PSS sau này.
– Trên đồ thị vector giải thích bản chất vật lý các thành phần mơ men khi chƣa có AVR và khi có AVR. Kết quả phân tích cho thấy nhƣợc điểm của việc sử dụng AVR độ nhạy cao do tạo nên thành phần mô men damping tăng theo chiều âm, khiến hoạt động của máy phát không ổn định. Bằng việc bổ sung thêm một thành phần vector mô men cùng pha với sai lệch tốc độ Δω sẽ khắc phục
đƣợc nhƣợc điểm của AVR.
– Giới thiệu các cấu trúc của PSS theo chuẩn IEEE 421.5.2005, phân tích các thành phần trong cấu trúc của PSS2A/2B.
– Đánh giá hiệu quả của PSS đối với ổn định góc tải trong hai trƣờng hợp: i) hệ thống không sử dụng PSS và có sử dụng CPSS; ii) hệ thống sử dụng PSS1A và PSS2A. Kết quả mô phỏng trong Matlab và thời gian thực cho thấy hiệu quả khá tốt của việc sử dụng PSS đối với ổn định góc tải, dẫn đến ổn định tốc độ rotor và CSTD đầu ra máy phát. Tuy nhiên, biên độ và chu kỳ dao động vẫn còn khá lớn. Bởi vậy, việc đề xuất thiết kế bộ điều khiển PSS bền vững theo lý thuyết tối ƣu RH để nâng cao chất lƣợng ổn định góc tải hơn nữa là điều cần thiết.