3.1.4. Kiểu tai
Ở chó bản địa Việt Nam nói chung, chó bản địa H'mông cộc đuôi nói riêng có kiểu tai khá đa dạng. Kết quả quan sát 200 cá thể chó bản địa H'mông cộc đuôi giai đoạn trưởng thành (> 8 - 18 tháng) cho thấy có các kiểu tai sau: tai dựng, tai cụp, tai vểnh (được thể hiện ở hình 3.4). Tỷ lệ bắt gặp các kiểu tai của chó bản địa H'mông cộc đuôi được trình bày cụ thể ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tỷ lệ bắt gặp các kiểu tai của chó bản địa H'mông cộc đuôi
Kiểu tai Số cá thể
bắt gặp Tỷ lệ % 95%CI
Dựng 101 50,5 43,4 - 57,6
Vểnh 69 34,5 28 - 41,6
Cụp 30 15 10,5 - 20,9
Qua bảng 3.3 cho thấy kiểu tai dựng chiếm chủ yếu trong chó bản địa H'mông cộc đuôi với 50,5%, dao động từ 43,4% - 57,6% tiếp theo là tai vểnh với 34,5%, dao
động từ 28% - 41,6% và cuối cùng là tai cụp với 15%, dao động từ 10,5 - 20,9%. Tỷ lệ xuất hiện các kiểu tai dựng, tai vểnh, tai cụp ở chó bản địa H'mông cộc đuôi là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Như vậy, chó bản địa H’mông cộc đuôi có ba kiểu tai, trong đó tỷ lệ bắt gặp chủ yếu là tai dựng và tai vểnh. Tuy nhiên ở chó bản địa H'mông cộc đuôi vẫn có tỷ lệ nhất định (15%) tai cụp do quá trình nhân giống không được kiểm soát và chúng có thể bị lai tạp bởi các giống chó ngoại nhập. Đây là kiểu tai không được ưa chuộng nhiều, đồng thời trong bản tiêu chuẩn chưa đề cập đến kiểu tai cụp. Với đặc điểm kiểu tai của chó bản địa H'mông cộc đuôi là dựng và vểnh luôn hướng về trước, giúp chúng dễ dàng xác định các âm trong môi trường, hoàn toàn phù hợp với việc đi săn, xác định con mồi. Kiểu tai này cũng thường xuất hiện ở các giống chó chăn thả gia súc, bảo vệ…
Tai dựng Tai vểnh Tai cụp