Giai đoạn hình thành hành vi giao tiếp Cá thể đực Cá thể cái TB của giống 95% của TB
Bắt đầu giao tiếp 2,9 ± 0,5 2,8 ± 0,5 2,8 ± 0,5 2,7 - 3,0 Tác động qua lại 2,9 ± 0,5 3,0 ± 0,5 2,9 ± 0,5 2,8 - 3,1 Giao tiếp bằng cơ thể 2,9 ± 0,4 3,0 ± 0,5 2,9± 0,5 2,8 - 3,1
Ghi chú: kiểm định T-test với P-value = 0,05.
Để đánh giá hành vi của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo giới tính, điểm số các giai đoạn trong hành vi giao tiếp đã được tính giá trị trung bình đại diện cho hành vi giao tiếp. Kết quả được trình bày ở hình 3.10.
Hình 3.10. Hành vi giao tiếp theo giới tính của chó bản địa H'mông cộc đuôi
Kết quả cho thấy đối với cá thể đực điểm trung bình hành vi giao tiếp đạt 2,9 điểm và đối với cá thể cái điểm trung bình của hành vi giao tiếp đạt 2,9 điểm. Như vậy về điểm số trung bình hành vi giao tiếp của hai giới tính đực và cái là tương đương nhau (P > 0,05). Tuy nhiên qua hình 3.10 cũng cho thấy mức độ dao động về điểm số đánh giá hành vi giao tiếp ở cá thể cái lớn hơn ở cá thể đực.
Như vậy chó bản địa H’mông cộc đuôi có mức độ hành vi giao tiếp ở mức trung bình khá. Có điều này là do hiện nay phong tục tập quán chăn nuôi của người dân vẫn còn nhiều yếu kém chưa thực sự quan tâm đến con chó ngay từ nhỏ điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hành vi của chúng. Muốn có những giống chó bản địa tốt phục vụ cho công tác nghiệp vụ, cần chú trọng đến việc thay đổi cách đối xử, giao tiếp của người nuôi với chúng. Có như vậy mới thay đổi được tính cách hành vi xã hội của chúng.
3.2.2. Mức độ hoạt động
Đối với chó nghiệp vụ mức độ hoạt động thể hiện tính linh hoạt trong các hoạt động sống và làm việc. Nghiên cứu mức độ hoạt động của 50 cá thể chó bản địa H'mông cộc đuôi giai đoạn trưởng thành (> 8 - 18 tháng tuổi), chúng tôi nhận thấy, điểm trung bình về mức độ hoạt động của chó bản địa H’mông cộc đuôi đạt 4,2 ± 0,6 điểm. Theo thang điểm đánh giá thì mức độ hoạt động tương đương mức khá.
Ngoài việc đánh giá mức độ hoạt động chung của chó bản địa H'mông cộc đuôi, đánh giá mức độ hoạt động theo giới tính của giống này cũng được thực hiện trong nghiên cứu này. Kết quả được trình bày ở hình 3.11.
Hình 3.11. Mức độ hoạt động theo giới tính của chó bản địa H'mông cộc đuôi
Kết quả cho thấy, mức độ hoạt động của cá thể đực là 4,2 ± 0,7 điểm, ở các cá thể cái là 4,1 ± 0,6 điểm. Giá trị điểm trung bình đánh giá mức độ hoạt động của hai giới tính đực và cái là tương đương nhau (P > 0,05), song theo mức độ dao động ở độ
tin cậy 95% thấy rằng các cá thể đực có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với các cá thể cái.
Như vậy, chó bản địa H'mông cộc đuôi hoạt động một cách tích cực khi được để tự do, thể hiện mức độ hoang dã ở các các giống chó này vẫn còn cao, gây không ít khó khăn cho công tác huấn luyện ở khoa mục kỷ luật, nhưng nếu huấn luyện thành công thì đây lại thành một lợi thế tạo tính hưng phấn tích cực khi làm việc ở các khoa mục như lùng sục phát hiện các chất ma tuý, cứu hộ cứu nạn…
3.2.3. Phản ứng với đối tượng lạ
Loài chó nhà luôn có những phản ứng mạnh đối với các kích thích bất ngờ từ môi trường bên ngoài. Những phản ứng đó được thể hiện ra ngoài thông qua các trạng thái biểu hiện của chó khi tiếp xúc với các kích thích. Ở đây, xét đến 4 giai đoạn biểu hiện của chó bao gồm: Sợ hãi, Đe dọa tấn công, Tò mò và Sợ hãi còn đọng lại. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14 và hình 3.12.