Hệ thống NHT Mở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 27 - 35)

Những đóng góp của hệ thống NHTM vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa là rất lớn. Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế mà còn góp phần ổn định sức mua của đồng tiền. Đến nay, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn do các NHTM đáp ứng.

Cùng với quá trình cải cách và đổi mới, số lượng các NHTM đã tăng rất nhanh, đã và đang từng bước chuyển dần hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển. Sự lớn mạnh của hệ thống NHTM thể hiện ở sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp vào GDP hàng năm. Các NHTM Nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng vốn, đặc biệt trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế của các doanh nghiệp. Chính họ là kênh chuyển tải nhanh nhất các cơ

chế chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Hệ thống NHTM đã phát triển khá nhanh về số lượng Ngân hàng cũng như số lượng các chi nhánh/ phòng giao dịch, cùng với quá trình hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ truyền thông và phát triển các dịch vụ mới, nên doanh số và tỷ trọng dịch vụ tăng lên qua từng năm. Dịch vụ huy động vốn và cho vay vẫn là dịch vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM hiện nay và có mức tăng trưởng khá. Riêng về huy động vốn của các NHTM có tăng trưởng khá qua từng năm do việc đa dạng hóa sản phẩm huy động và phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch. Mặc dù có mạng lưới rộng và thương hiệu mạnh, được người dân biết đến nhưng tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của các NHTMCP có sự bứt phá mạnh, thị phần tăng cao khiến thị phần của các NHTM Nhà nước giảm. Hoạt động cho vay cũng có tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí còn tăng nóng trong một số năm.

Xét trong nội bộ ngành ngân hàng, sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi, v.v… Thêm vào đó, các ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm trong quản trị tân tiến, công nghệ hiện đại, hệ thống quản trị rủi ro được đúc kết trong nhiều năm, tính công khai minh bạch của hệ thống các ngân hàng nước ngoài là cơ sở chắc chắn trong quản lý. Mặc dù các ngân hàng trong nước thường có lợi thế so sánh về mạng lưới, khách hàng truyền thống, vai trò lịch sử,…nhưng kém hơn so về năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức độ hiện đại hóa công nghệ

ngân hàng, về nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro. Như vậy, quản trị hoạt động cũng như quản trị công nghệ Ngân hàng đang là một thách thức lớn trước sức ép hội nhập của hệ thống Ngân hàng.

Tuy nhiên sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài cũng có những mặt tốt đẹp cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh sự cạnh tranh là nguyên nhân thúc đẩy sự tiến bộ, không ngừng phát triển thì hệ thống ngân hàng trong nước có thể học hỏi được rất nhiều từ các ngân hàng nước ngoài từ kinh nghiệm quản lý, quản trị rủi ro, công nghệ và quy trình tân tiến, đồng thời có thể có sự liên kết, hợp tác cùng phát triển cùng nâng tầm cỡ của nhau,…

Với một một thị trường tài chính còn non trẻ, rất chật hẹp, số lượng Ngân hàng và TCTD phi ngân hàng là không nhỏ. Một khi mỗi phân đoạn thị trường có nhiều Ngân hàng / chi nhánh trong và ngoài nước khai thác, mức độ canh tranh để giữ thị phần sẽ càng trở nên khốc liệt, nhưng đa số các Ngân hàng chưa nâng cao được chất lượng, tính tiện ích của dịch vụ, lợi thế công nghệ và trình độ quản lý để cạnh tranh, mà chỉ dựa vào lãi suất và chính sách khuyến mại. Điều này đôi khi đã buộc NHNN phải xử lý bằng các mệnh lệnh hành chính, để tránh những cú sốc nảy sinh từ nguy cơ bất ổn này.

Một số NHTM CP qui mô vốn nhỏ, mới ra đời chưa có điều kiện khảng định được uy tín và thương hiệu với khách hàng, chưa có điều kiện để phát triển dịch vụ phi tín dụng, chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng, phát triển mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay chứng khoán và bất động sản với lãi suất thỏa thuận, nên đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của thị trường này. Ttrước những một số diễn biến bất ổn từ nền

kinh tế, thì sự chậm trễ hay những can thiệp quá mức của cơ quan quản lý, những bất ổn của hệ thống ngân hàng dễ nảy sinh.

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy quá trình cải cách hệ thống NHTM ở các nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập nhìn chung đều đứng trước sự lựa chọn theo một trong 2 hai đường lối chính:

Một đường lối ủng hộ công cuộc tự do hoá nhanh bằng cách phát triển đồng thời một hệ thống tài chính mới cùng với hệ thống cũ

đang có nhiều khiếm khuyết (Claessens, 1998; Lardy, 1998), có thể

được hiểu là tái cấu trúc theo đường lối “cấp mới”. Đường lối này cho phép chia tách và tư nhân hoá các ngân hàng quốc doanh, thi hành chính sách tự do cấp phép cho các ngân hàng mới và đóng cửa các ngân hàng cũ (hoạt động không hiệu quả). Đây là xu hướng phổ biến ở các nước mới độc lập như Étxtônia và Nga.

Đường lối thứ hai ủng hộ tự do hoá từng bước bằng cách củng

cố và duy trì hệ thống ngân hàng cũ (Dornbusch and Giavazzi, 1999;

Lau, 1999), có thể được hiểu là tái cấu trúc theo đường lối “phục hồi”, vì cho rằng cải cách nhanh sẽ dẫn đến các cuộc khủng hoảng hoặc biến động bất thường trên thị trường tài chính. Đường lối này tiến hành tái cấp vốn và cơ cấu lại thể chế của các ngân hàng quốc doanh hiện có để phục hồi các ngân hàng này, cho phép ở mức giới hạn chia tách các ngân hàng, hạn chế tư nhân hoá và cấp phép mới. Đây là xu hướng phổ biến ở các nền kinh tế Trung và Đông Âu như Hunggari và Ba Lan.

Việc lựa chọn đường lối cải cách “cấp mới” hay “phục hồi” phụ thuộc vào điều kiện ban đầu của quá trình chuyển đổi, đặc biệt là điều kiện thể chế, môi trường phát triển kinh tế vĩ mô và cải cách ở các lĩnh vực khác như môi trường pháp lý và doanh nghiệp. Phương pháp “phục hồi” được sử dụng ở các nền kinh tế có độ sâu tài chính khi có một vài

ngân hàng lớn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và thống trị thị trường tín dụng. Ngược lại, phương pháp “cấp mới” được sử dụng ở các nền kinh tế ít có độ sâu tài chính khi các ngân hàng cũ có vai trò ít cả về kinh tế lẫn chính trị khiến cho chính phủ không chú trọng nhiều vào hỗ trợ hệ thống ngân hàng.

Phương pháp “cấp mới” được áp dụng tại các nước có nguồn thu tài khoá không đáng kể khi quá trình chuyển đổi bắt đầu vì thế chính phủ các nước này không có nhiều lựa chọn ngoài việc phải tự do hoá lĩnh vực ngân hàng. Ngược lại, phương pháp “phục hồi” phù hợp với các nước có thu nhập ngân sách còn tương đối lớn, cho phép chính phủ tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng.

So sánh mức độ phát triển thể chế của hệ thống ngân hàng của 25 nền kinh tế đang chuyển đổi có thể thấy rằng thể chế ngân hàng phát triển nhanh hơn ở các nền kinh tế thi hành chính sách cấp phép mới so với các nước theo đường lối phục hồi. Vì vậy, đường lối “phục hồi” tỏ ra không hiệu quả đối với các nền kinh tế có hệ thống thể chế yếu kém khi bắt đầu cải cách ngân hàng vì nó không giúp các nước này đạt tiến bộ nhanh. Biện pháp “cấp mới” cải thiện thể chế của hệ thống ngân hàng và qua đó nâng cao chất lượng của các khoản vay và giúp giải quyết tình trạng nợ xấu ở Ấn Độ và Trung Quốc. Lợi ích của chiến lược cấp phép mới là nó khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng và điều này sẽ thúc đẩy chất lượng dịch vụ ngân hàng phát triển. Nghiên cứu các nền kinh tế đang chuyển đổi ở Đông Âu, cho thấy rằng tư nhân hoá các ngân hàng quốc doanh đã làm tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả của lĩnh vực ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay và cải thiện tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, các ngân hàng

nước ngoài có vai trò khá cao trong quá trình cải tổ hệ thống ngân hàng trong nước: Nguồn vốn đầu tư của các ngân hàng nước ngoài làm giảm chi phí tài chính cho quá trình cơ cấu lại các ngân hàng; Các ngân hàng nước ngoài mang đến những tập quán tốt trong quản lý giúp cho các ngân hàng trong nước trở nên hiệu quả hơn; các ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ có chi phí thấp, làm tăng cạnh tranh, buộc các ngân hàng trong nước phải giảm chi phí và tăng cường hiệu quả; và các ngân hàng trong nước được hưởng lợi về chuyển giao công nghệ ngân hàng;...

* Tại Trung Quốc: Hệ thống ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc, vì nó thu hút gần như toàn bộ tiền tiết kiệm của hộ gia đình và cung cấp đến 95% vốn cho khu vực doanh nghiệp. Tiền gửi tiết kiệm ở hệ thống ngân hàng Trung Quốc là rất lớn, chiếm đến 160% GDP.

Khu vực ngân hàng cũng là một khu vực tăng trưởng vào loại nhanh nhất ở Trung Quốc, đạt tốc độ tăng trung bình 19% trong suốt hai thập kỷ qua. Tính đến cuối năm 2008, tổng tài sản của toàn hệ thống là 62,3 ngàn tỷ Nhân dân tệ, hơn gấp hai lần GDP của nước này. Đến nay, về mặt quy mô và phạm vi hoạt động, ngành ngân hàng Trung Quốc có thể sánh ngang với các nền kinh tế công nghiệp hóa hàng đầu. Tuy nhiên, ngành ngân hàng Trung Quốc vẫn được coi là đang ở giai đoạn đầu phát triển khi nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng thương mại vẫn từ hoạt động tín dụng, chiếm trên 85%.

* Tại Nga (Liên Xô) : Hơn một thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Nga vẫn còn đang cố gắng để thiết lập một nền kinh tế thị trường và để thu được sự phát triển kinh tế bền vững. Trong 5 năm đầu nền kinh tế Nga đã phát triển không ổn định do các cơ quan hành pháp và lập pháp còn nhiều bất đồng trong việc hoàn thiện công cuộc cải

cách và các nền tảng công nghiệp của Nga chịu sự suy thoái nặng nề. Sau sự tan rã của Liên Xô, sự phục hồi nhỏ của Nga dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường lần đầu tiên diễn ra vào khoảng năm 1997. Trong năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã lên đến điểm đỉnh trong việc phá giá của đồng rúp vào tháng 8 năm 1998, làm cho chính phủ bị vỡ nợ và làm suy giảm trầm trọng mức sống tiêu chuẩn của phần lớn dân chúng. Vì thế, năm 1998 cũng đã được ghi nhận như là năm của suy thoái và sự tăng cường rút vốn ra khỏi nền kinh tế.

Thách thức lớn nhất đối với Nga là các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các xí nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong điều kiện môi trường kinh doanh với hệ thống ngân hàng trẻ và khác thường, được nắm giữ bởi các ông trùm Nga (oligarch). Nhiều ngân hàng Nga là sở hữu của các nhà doanh nghiệp hay các ông trùm, là những người thông thường sử dụng các khoản tiền gửi ở ngân hàng để cho các doanh nghiệp của chính mình vay mượn. Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng thế giới (WB) đã có những cố gắng để kích hoạt khởi động các hoạt động ngân hàng thông thường bằng cách cấp vốn và mua lại các khoản nợ trong một số ngân hàng nhưng thành tựu thu được là rất không đáng kể.

Các vấn đề khác bao gồm sự phát triển mất cân bằng giữa các khu vực của Nga. Trong khi khu vực thủ đô Moskva là hối hả, có cuộc sống thịnh vượng với thu nhập trên đầu người nhanh chóng đạt tới mức của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu thì phần lớn các khu vực còn lại, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực của người thiểu số ở châu Á, đã bị tụt lại đằng sau rất nhiều. Sự phân hóa thời kinh tế thị trường cũng cảm nhận được ở các thành phố lớn khác như Sankt- Peterburg, Kaliningrad và Ekaterinburg.

Thúc đẩy đầu tư nước ngoài cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, Nga cũng được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu mỏ và vì thế có khả năng thanh toán các khoản nợ khổng lồ cũ. Sự phân bổ công bằng các thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên này từ công nghiệp cho các lĩnh vực khác cũng là một vấn đề.

Chương 2

Hai mô hình cải cách hệ thống NHTM phổ biến ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)