Mô hình “phục hồi” trường hợp nghiên cứu của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 35)

hàng Trung Quốc

2.1.1. Thực trạng hệ thống ngân hàng Trung Quốc trước cải cách (trước 1997) (trước 1997)

Trước khi tái cấu trúc, hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất tập trung và phân khúc rất rõ ràng giữa các nhóm ngân hàng có chế độ sở hữu khác nhau: 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 3 ngân hàng chính sách đóng vai trò chủ đạo. Năm 1997, bảy ngân hàng này chiếm 2/3 tổng tiền gửi và 3/4 tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng (Bảng 2.1). Mặc dù có ngân hàng chính sách để quản lý và thực hiện các khoản vay theo chính sách, một phần đáng kể khoản vay chính sách (cho các doanh nghiệp nhà nước vay) vẫn là từ ngân hàng thương mại nhà nước. Các tổ chức tài chính khác kể cả Hợp tác xã tín dụng nông thôn chiếm 13% tổng số tiền gửi và 10% tổng dư nợ, ngân hàng thương mại quốc gia và khu vực chiếm 10% tổng số tiền gửi và 5% tổng dư nợ .

Bảng 2.1: Tiền gửi và cho vay của các tổ chức tài chính Trung Quốc năm 1997

Ngân hàng Tiền gửi

(%)

Tiền vay (%)

Ngân hàng Trung Ương

1. Ngân hàng Đầu tư và thương mại Trung Quốc 28 26 2. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc 14 13 3. Ngân hàng Trung Quốc 7 7 4. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc 16 15

Các ngân hàng Chính sách 0 16

1. Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Trung Quốc 0 11 2. Ngân hàng Phát triển nhà nước Trung Quốc 0 5 3. Ngân hàng Xuất nhập khẩu 0 0

Các tổ chức tài chính khác 35 22

1. Hợp tác xã Tín dụng nông thôn 13 10 2. Ngân hàng Thương mại Quốc gia 8 4 3. Ngân hàng Thương mại Địa phương 2 1 4. Hợp tác xã Tín dụng thành phố/Ngân hàng hợp

tác xã đô thị

7 5

5.Tiết kiệm bưu điện 3

6. Các công ty đầu tư và tín thác quốc gia 1 1

Nguồn: Albert Part and Kafa Sehrt (2001)

Lợi nhuận thực tế của các ngân hàng thương mại nhà nước có thể thấp hơn nhiều so với mức lợi nhuận chung. Hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả chủ yếu là do việc cấp tín dụng lỏng lẻo.

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng thương mại nhà nước

Nguồn: Lardy (1999)

Những rủi ro trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc là do sự khác biệt với những tiêu chuẩn Basel, khả năng về vốn nhỏ hơn nhiều so với những tài liệu được công bố chính thức và giảm trong nhiều năm.

Biểu đồ 2.2: Vốn của Ngân hàng thương mại Nhà nước

Nguồn: Lardy (1999)

Chất lượng tín dụng rất thấp, nợ xấu cao và số liệu công bố được đánh giá là thấp hơn nhiều so với thực tế: Ước tính chính thức tỷ lệ nợ xấu của bốn ngân hàng thương mại nhà nước trong năm 1997 là 24%. Tuy nhiên, ước tính này dựa trên hệ thống phân loại nợ cũ của Trung Quốc. Các ước tính ở phương Tây thường cao hơn. Hơn nữa, nhiều khoản nợ xấu này không được trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Erika Leung, et. al (2002), năm 1999, nợ xấu chiếm hơn 40% tổng dư nợ. Các ngân hàng Trung Quốc nhìn chung không có đủ dự trữ để giải quyết các khoản nợ xấu. Thủ tục xử lý nợ xấu cũng không phù hợp.

Ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước hoạt động không hiệu quả hoặc mất khả năng thanh toán luôn ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống ngân hàng (Dziobek, 1998). Các ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động như

công cụ để thực thi chính sách phát triển kinh tế Trung Quốc. Chức năng sở hữu và điều hành không được tách biệt. Các ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc không có cơ chế quản lý rủi ro và cũng không có động lực tạo ra lợi nhuận. Đây được đánh giá là nguyên nhân chính hay “lỗi” mang tính cấu trúc trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng và lợi nhuận thấp của ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc.

Nhìn chung, những vấn đề trên có thể không phải là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng xảy ra ở Trung Quốc, nhưng rõ ràng đã để lại những rủi ro và hạn chế triển vọng phát triển tại nước này. Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc ngày càng dễ bị tổn thương trước những cú sốc tiêu cực. Trong khi đó, theo Lardy (1998), ngay cả những dữ liệu chính thức đã chỉ ra mức độ nợ xấu vượt quá ngưỡng 15% tổng dư nợ. Bằng chứng thực nghiệm cũng chỉ ra rằng mức độ sở hữu nhà nước ở các ngân hàng, hoặc sự tham gia của chính phủ trong việc cấp tín dụng là nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng ngân hàng.

Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên:

- Nhận thức chưa đúng về mối quan hệ hàng hóa- tiền tệ, xem nhẹ quy luật giá trị và kinh tế thị trường, chỉ nhắm đến những mục tiêu cao siêu mà ít chú ý đến những kết quả trước mắt.

- Cải tạo quan hệ sản xuất mà ít chú ý đến phát triển lực lượng sản xuất.

- Quá chú trọng phát triển công nghiệp nặng mà không chú ý đến công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.

- Chế độ quản lý tập trung, cứng nhắc, nhất là trong thành phần kinh tế quốc doanh. Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.

- Không kiểm soát được cơn sốt dân số, thực hiện đường lối đóng cửa hoàn toàn, kể cả với các nước xã hội chủ nghĩa. Kim ngạch buôn bán rất thấp.

Tất cả những hạn chế trên đòi hỏi phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để củng cố hệ thống ngân hàng và đưa các tổ chức tài chính yếu kém nhất thoát khỏi thị trường.

2.1.2. Quá trình cải cách Hệ thống ngân hàng Trung Quốc

Hệ thống ngân hàng Trung Quốc trải qua quá trình phát triển, đổi mới, cải cách đi kèm với giai đoạn tái cấu trúc nhưng khái niệm về cải tổ, tái cấu trúc, đổi mới lại chưa có sự phân biệt rõ ràng và được sử dụng với ý nghĩa tương đồng. Quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1 (1978 – 1992): Đến năm 1978, Trung Quốc điều hành hoạt động kinh tế và hệ thống tài chính trên cơ sở những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBC) không chỉ phát hành tiền mà còn là trung tâm tài chính cho các phương án kinh tế nhà nước. Năm 1978, Trung Quốc bắt tay vào cải cách nền kinh tế lớn với mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực. Trong bối cảnh đó, hệ thống ngân hàng được cải cách dần dần. Đặc điểm của giai đoạn này là (i) tạo ra hệ thống ngân hàng hai cấp, bao gồm ngân hàng nhân dân Trung Quốc (NHTƯ) và bốn ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước là Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc; (ii) Năm

1985, chính phủ cho phép các ngân hàng thương mại vừa và nhỏ, ngân hàng cổ phần được thành lập. Nhiều ngân hàng cổ phần đã ra đời.

- Giai đoạn 2 (1993 – 1997): Năm 1993, hội đồng nhà nước công bố giai đoạn cải cách ngân hàng tiếp theo tại quyết định cải cách hệ thống tài chính. Mục tiêu là tạo ra khu vực ngân hàng cạnh tranh. Nhiều cải cách được thực hiện trong đó nổi bật là (i) tách hoạt động cho vay chính sách ra khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước, (ii) thành lập ngân hàng chính sách, (iii) ban hành luật ngân hàng Trung Ương và Luật ngân hàng thương mại.

- Giai đoạn 3 (1997 – 2006): Gồm 2 thời kỳ là (i) tái cấu trúc hệ thống ngân hàng từ năm 1997 đến 2002; (ii) cải cách về cấu trúc sở hữu và quản trị ngân hàng (2002 – 2006).

Trong phạm vi nghiên cứu, tôi xin nghiên cứu thời kỳ tái cấu trúc giai đoạn 3 từ 1997- 2006:

a. Thời kỳ 1997 – 2002

Từ năm 1997, khi hệ thống ngân hàng Trung Quốc bộc lộ những yếu kém đặc biệt là chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu cao, Trung Quốc đã thực hiện tái cấu trúc các tổ chức tài chính yếu kém, gặp khó khăn về thanh khoản, hoặc có tổn thất và thậm chí mất khả năng thanh toán nhằm hai mục tiêu chính: (i) giải quyết vấn đề về thanh khoản, (ii) củng cố hệ thống ngân hàng thông qua việc chuyển rủi ro tài chính và xây dựng cơ chế cho các tổ chức tài chính yếu kém nhất thoát khỏi thị trường một cách có trật tự. Ở Trung Quốc, việc tái cấu trúc ngân hàng bao gồm tái cấu trúc ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phi ngân hàng, như công ty đầu tư và tín thác và tổ chức hợp tác tín dụng nông thôn/ đô thị.

(*) Biện pháp thực hiện

- Đóng cửa các tổ chức tài chính vừa và nhỏ mất khả năng thanh toán

Một số tổ chức tài chính vừa và nhỏ bị mất khả năng thanh toán nên bị đóng cửa mặc dù điều này đã đánh mất niềm tin rằng tổ chức tài chính sẽ không bao giờ đổ vỡ ở Trung Quốc. Cuối năm 1999, 1 ngân hàng thương mại, 4 công ty đầu tư tín thác đã bị phá sản, 21 hợp tác xã tín dụng đô thị và 18 hợp tác xã tín dụng nông thôn đã chấm dứt hoạt đông trên thị trường (PBC, 2000). Ngân hàng Phát triển Hainan trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên đổ vỡ trong năm 1998.

Tổ chức tài chính quốc tế Quảng Đông đã trở thành tổ chức tài chính Trung Quốc đầu tiên bị phá sản. Hơn nữa, một số lượng lớn các tổ chức đầu tư tín thác, hợp tác xã tín dụng đô thị và nông thôn đã thoát khỏi thị trường năm 2000. Đó là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu sâu rộng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Trung Quốc. Ở Trung Quốc, việc đóng cửa 1 tổ chức tài chính khác với việc phá sản. Trường hợp đầu tiên bị phá sản là công ty đầu tư và tín thác Quảng Đông khi công ty này có tổn thất lớn và không đủ khả năng trả nợ. Các quy định về phá sản, thanh lý chưa đầy đủ.

- Thu hút các nhà đầu tư chiến lược: Việc phát triển và cải cách nền kinh tế rất cần vốn cũng như sự trợ giúp của các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư chiến lược, họ sẽ là người giúp cho công cuộc cải cách có được những thành công đáng kể. Các nhà đầu tư không chỉ hỗ trợ về vốn, công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý, đào tạo mà còn đảm bảo cho chiến lược phát triển được hoàn thiện hơn, theo đúng chính sách được hoạch định. Do đó, biện pháp thu hút các nhà đầu tư chiến lược được là một trong những biện pháp được đặc biệt chú trọng.

- Sử dụng vốn huy động mới để tăng cường đầu tư vào hệ thống công nghệ, quản trị rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng.

- Tái cơ cấu vốn ngân hàng thương mại nhà nước: Năm 1998, tổng cộng có 270 tỷ nhân dân tệ trái phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành để tái cơ cấu vốn các ngân hàng thương mại nhà nước nhằm tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 8%. Tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng này đạt trên 8% sau khi bơm vốn. Tuy nhiên ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng hợp tác đô thị không đủ tiêu chuẩn để nhận được nguồn tiền này từ chính phủ. Vốn của họ tăng chính là do việc bơm vốn từ các cổ đông hoặc do lợi nhuận giữ lại. Tuy nhiên, vốn của các ngân hàng là không thể được hình thành nhanh chóng theo cách này. Đặc biệt đối với các công ty đầu tư và tín thác, vốn của họ không được tăng trong một thời gian dài, trong khi tổn thất và nợ xấu lại được tích lũy lại.

- Giải quyết triệt để đối với các khoản nợ xấu, nợ dưới chuẩn (đặc biệt là của các Doanh nghiệp nhà nước): Từ tháng 4/1999, 4 công ty quản lý tài sản đã được thành lập để giải quyết các khoản nợ xấu ở 4 ngân hàng thương mại nhà nước bằng cách bán tài sản, thu hồi tiền hoặc xóa nợ trong trường hợp không thu hồi. Cuối năm 2000, 1,4 nghìn nhân dân tệ nợ xấu chuyển cho các công ty quản lý tài sản (Dai, 2001a). Số nợ này chiếm khoảng 20% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước và tương đương khoảng 16% GDP năm 1999 (PBC 2001).

Năm 1998, Trung Quốc thông báo bắt đầu áp dụng các quy tắc, quy định, định mức và tỷ lệ an toàn theo chuẩn mực của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được nâng lên mức 8%; những quy định mới về phân loại khoản vay. Nhờ đó, bức tranh toàn cảnh về số nợ dưới chuẩn trở nên rõ ràng hơn và hình thành kế hoạch

làm sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM nhà nước. Bốn công ty quản lý tài sản được thành lập năm 2009 để xử lý toàn bộ số nợ dưới chuẩn ước tính lên đến 670 tỷ nhân dân tệ (NDT), những công ty này được trao quyền ngoại lệ đặc biệt để xử lý, mua lại nợ xấu, thậm chí đầu tư và sinh lời từ đó.

Bảng 2.2: Thành lập công ty quản lý tài sản

Đơn vị: Tỷ NDT

Công ty quản lý tài sản Huarong Great Wall Orient Cinda Tổng

Ngày thành lập 19/10/1999 18/10/1999 15/10/1999 20/4/1999

Các ngân hàng liên quan ICBC ABC BOC CCB,CDB

Tổng tài sản vào cuối năm

2000 3,974 2,185 2,893 2,532 11,584

Tổng nguồn quỹ được thông qua vào cuối năm 2000

418 356 277 383 1,434

Nguồn vốn 10 10 10 10 40

Vay PBC 95 346 107 0 548

Phát hành trái phiếu 313 0 160 373 846

Các khoản chi cho nợ xấu

cuối năm 2000 408 346 267 373 1,394

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư

nợ (%) 17.9 24.6 20.4 21.7 20.7

Hoán chuyển nợ thành cổ

phần 110 12 60 184 366

Nguồn: Nakajima (2003), Wu (2006), Ding (2003), CDB and Cinda AMC.

Số nợ xấu của các DNNN chiếm tới 70% tổng dư nợ trong hệ thống ngân hàng được đưa ra ngoài bảng cân đối kế toán để xử lý. Sau đó, Chính phủ dành ra 40 tỷ NDT dự trù ngân sách trong năm 1998 cho mục đích xóa nợ xấu của những DNNN này. Con số này là 30 tỷ NDT trong năm trước đó và tương tự các năm sau đều có khoản dự trù ngân sách dành để xóa nợ xấu. Đồng thời, những DNNN có nợ xấu được sắp xếp lại nhằm ngăn ngừa nguy cơ làm giảm chất lượng tài sản của những ngân hàng cho vay vốn. Đối với vấn đề thanh khoản, kế hoạch tái cấp vốn cho các NHTM nhà nước được triển khai song song. Số vốn yêu cầu được huy động theo cơ chế ngoài ngân sách, nghĩa là bằng công cụ trái phiếu chính phủ được phát hành với thời hạn 30 năm.

- Đề án về Bảo hiểm tiền gửi: Chính phủ Trung Quốc đã quyết định đưa ra đề án bảo hiểm tiền gửi trong thời gian tới, thời gian và chi tiết cụ thể đang được xem xét. Chính phủ nhận thức về mối quan tâm là làm thế nào để kế hoạch/ đề án bảo hiểm tiền gửi có thể giữ được ổn định hệ thống tài chính, giảm thiểu rủi ro đạo đức, giảm thiểu sự lựa chọn đối nghịch. Do đó, một nghiên cứu mở rộng đã được thực hiện bởi ngân hàng trung ương.

(Nguồn: “ Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Trung Quốc- vai trò của quản trị công ty”, Phạm Bảo Khánh- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam).

(*) Hiệu quả tái cấu trúc

Đến năm 2002, có thể thấy rằng hệ thống ngân hàng Trung Quốc vẫn rất tập trung với đặc điểm phân khúc rõ giữa các nhóm ngân hàng mặc dù đã có sự dịch chuyển thị phần từ ngân hàng thương mại nhà nước sang ngân hàng thương mại cổ phần. Các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng 80% tiền gửi và 70% tiền vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)