CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.
Thống kê có nhiệm vụ là thu thập, phân tích, suy luận hoặc giải thích và biểu diễn các số liệu dƣới dạng sơ đồ, bảng biểu. Trên cơ sở này thống kê đƣa ra những dự báo từ việc phân tích số liệu.
Trong luận văn này, phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để thu thập số liệu về:
- Tổng thu, chi NSNN huyện Đoan Hùng, dự toán thu, chi ngân sách của xã Chân Mộng, xã Ca Đình và thị trấn Đoan Hùng.
Sau khi thu thập, các số liệu này đƣợc hệ thống hóa dƣới dạng các bảng biểu. Nguồn số liệu đƣợc lấy từ báo cáo ngân sách hàng năm của huyện Đoan Hùng từ năm 2015-2017.
2.1.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phƣơng pháp phong phú có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định; phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến nguồn lực, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống.
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp số liệu thống kê dựa trên cơ sở các số liệu hiện tại của phòng Tài chính – kế hoạch huyện Đoan Hùng, tại thời điểm 31/12 giai đoạn 2014 – 2016 theo các tiêu chí để đánh giá tình hình quản lý ngân sách xã và so sánh tăng giảm tuyệt đối, tƣơng đối giữa các thời kỳ.
Phƣơng pháp này đơn giản, dễ làm do có các phần mềm hỗ trợ trong việc tính toán, vẽ đồ thị giúp tiết kiệm chi phí và thời gian. Tuy nhiên cũng hạn chế về số liệu làm ảnh hƣởng đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý ngân sách xã.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Thông qua việc phân tích kết quả của các vấn đề nghiên cứu liên quan đến hoạt động quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện, tác giả đã tổng hợp lại, kế thừa và phát huy các kết quả đạt đƣợc, đồng thời tìm ra khoảng trống cho nghiên cứu của mình.
Chƣơng 3: Tổng hợp lại tình hình đất đai, dân số, lao động của huyện Đoan Hùng để có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, sau đó đi vào phân tích thực trạng hoạt động quản lý ngân sách xã, tổng hợp tình hình thu chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện, tác giả đã chọn 3 xã điểm đại diện cho cả huyện về mức độ thu chi ngân sách để phân tích, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại, làm căn cứ để đƣa ra giải pháp và kiến nghị ở chƣơng 4.
Chƣơng 4: Chủ yếu sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và ổn định công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện. Các giải pháp mang tính khả thi, có thể thực hiện đƣợc.
2.1.3. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành đƣợc cần xác định số liệu gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp này để so sánh các chỉ tiêu thu và chi ngân sách của huyện Đoan Hùng qua các năm 2015-2017. Kết quả so sánh đƣợc biểu thị dƣới dạng số tƣơng đối cho thấy sự biến động của các chỉ tiêu này qua các năm nhƣ thế nào, có đảm bảo nguyên tắc cân đối thu chi hay không.
2.1.4. Phương pháp thu thập thông tin 2.1.4.1. Thông tin thứ cấp
nhƣ: sách, bài báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu, báo cáo cuối năm của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đoan Hùng, các nghiên cứu đã đƣợc xuất bản và chƣa đƣợc xuất bản trong và ngoài nƣớc và từ internet.
2.1.4.2. Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp do tác giả tự thu thập phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Tự quan sát tình hình quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng trong thời gian vừa qua và ghi chép lại. Quá trình tự quan sát này đƣợc tiến hành thông qua việc về thực tế tại các xã, xem xét các khoản chi đã thực sự có hiệu quả hay chƣa, có chi đúng nhiệm vụ không, nguồn thu của các xã bao gồm những nguồn nào, kết hợp với các thông tin thứ cấp thu thập đƣợc từ phòng Tài chính – Kế hoạch huyện để đƣa ra những đánh giá về việc quản lý thu, chi ngân sách có hiệu quả hay không và đang diễn ra nhƣ thế nào. Bên cạnh việc về thực tế tại các xã, tác giả còn thu thập thông tin bằng cách hỏi trực tiếp các cán bộ, chuyên viên làm việc tại phòng Tài chính – kế hoạch về vấn đề tham gia các buổi thảo luận lập dự toán ngân sách xã. Sau đó so sánh những gì quan sát đƣợc ở thời điểm hiện tại và quá khứ, gắn với những bối cảnh kinh tế - xã hội, sau đó đƣa ra những phán đoán và suy luận của mình.